Pháp luật về quan hệ lao động tại một số nước Châ uÁ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 07 (Trang 38 - 41)

1.3. Pháp luật về quan hệ lao động của một số nước trên thế giớ

1.3.2. Pháp luật về quan hệ lao động tại một số nước Châ uÁ

Tại Nhật Bản:

Hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động của Nhật Bản gồm: Luật Tiêu chuẩn lao động, Đạo luật Việc làm, Luật kiểm soát Nhập cư và tị nạn... và các quy định khác.

Đạo luật Việc làm được áp dụng cho cả người Nhật Bản và người nước ngoài tại Nhật Bản. Luật tiêu chuẩn lao động không chỉ áp dụng đối với các lao động trong nước mà còn áp dụng với cả lao động nước ngoài hợp pháp. Riêng Luật Kiểm soát nhập cư và người tị nạn được áp dụng đối với cả lao động nước ngoài bất hợp pháp.

Do thua thiệt so với nhiều nước khác về nguồn tài nguyên, nhưng đi lên và phát triển nhờ chính bàn tay của con người, Nhật Bản là quốc gia luôn coi trọng hàng đầu những giá trị lao động của chính con người. Chính vì thế, Luật Lao động tiêu chuẩn của nước này có nhiều quy định đảm bảo tối đa quyền lợi cho người lao động, trong đó có bảo đảm an toàn sức khỏe cho người lao

chính là có chỉ dẫn rõ ràng về điều kiện làm việc. Theo đó, trong Hợp đồng Lao động, nhà tuyển dụng phải ghi rõ mức lương, thời gian làm việc, các điều kiện làm việc, cùng những vấn đề cụ thể khác. Các nhà tuyển dụng cần phải ghi bằng văn bản rõ ràng những điều kiện này cho người được tuyển dụng biết (điều 15 Luật Lao động tiêu chuẩn). Ngoài ra, một điểm ưu việt của pháp luật về quan hệ lao động của Nhật Bản là quy định nghiêm cấm các nhà tuyển dụng có sự phân biệt đối xử với công nhân về vấn đề tiền lương, thời gian làm việc, các điều kiện làm việc do quốc tịch, tôn giáo hay địa vị xã hội của họ (điều 3 của Luật Lao động tiêu chuẩn).

Ở Nhật Bản, quan hệ ba bên được xây dựng giữa đại diện người lao động (Liên công đoàn Nhật Bản, Hội đồng các công đoàn ngành luyện kim) với đại diện người sử dụng lao động (Liên đoàn doanh nghiệp Nhật Bản) và đại diện cho lợi ích công. Đây là điểm khác biệt của quan hệ lao động của Nhật Bản so với các nước khác bởi bên thứ ba trong quan hệ lao động của Nhật Bản không phải đại diện cho quyền lợi của Nhà nước mà là đại diện cho lợi ích công. Hội đồng quan hệ lao động TW được thành lập từ rất sớm (năm 1946) do Thủ tưởng Chính phủ bổ nhiệm với 45 thành viên đóng vai trò quan trọng trong hệ thống quan hệ lao động. Ngoài Hội đồng quan hệ lao động cấp TW, Nhật Bản còn có Hội đồng quan hệ lao động cấp tỉnh để giải quyết tranh chấp lao động.

Trong tổ chức cơ quan nhà nước, Nhật Bản không có cơ quan quản lý nhà nước chuyên biệt về quan hệ lao động mà thay vào đó trong cơ cấu Bộ Lao động, xã hội và phúc lợi của Nhật Bản có một đơn vị gọi là Ban thư ký của Hội đồng quan hệ lao động TW. Chức năng của đơn vị này là giúp việc và thực hiện các tác nghiệp trực tiếp, hằng ngày của Hội đồng. Như vậy, trong quan hệ lao động vai trò của Nhà nước Nhật Bản chuyển từ chức năng quản lý sang chức năng hỗ trợ là chính (chức năng trung gian, hòa giải).

Đặc biệt một nét văn hóa trong quan hệ lao động của Nhật Bản đó là chế độ làm việc suốt đời. Do vậy, quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động rất ít khi xảy ra mâu thuẫn. Hơn nữa tại Nhật Bản, trong quan hệ lao động, lợi ích của quốc gia và các giá trị văn hóa được đặt lên trên lợi ích cá nhân, doanh nghiệp.

Tại Singapore:

Mô hình quản lý của Singapore về mối quan hệ ba bên thực sự là một bài học lớn. Tổ chức công đoàn thế giới đánh giá Singapore là nước có quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động tốt nhất Châu Á; có nhiều người nước ngoài sinh sống và lao động tại Singapore có kỹ năng tốt, tỷ lệ thất nghiệp dưới 3%.

Điều cốt yếu dẫn đến thành công trong phát triển kinh tế, ổn định xã hội của Singapore hơn 40 năm qua là xây dựng được mối quan hệ lao động hài hoà thông qua sự hợp tác mạnh mẽ và hiệu quả trong cơ chế 3 bên. Đó là mối quan hệ giữa Chính phủ (thông qua Bộ nguồn Nhân lực) với đại diện người lao động (Công đoàn - NTUC) và đại diện người sử dụng lao động (Hiệp hội chủ sử dụng lao động). Khởi đầu từ việc Chính phủ phối hợp với Công đoàn giao thông Singapore tái cơ cấu lại dịch vụ xe buýt Singapore, với khoảng 30 doanh nghiệp tư nhân được sáp nhập thành Công ty dịch vụ xe buýt công Singapore, sau sáp nhập, phát hành cổ phiếu của Công ty bán cho người lao động để họ trở thành đồng sở hữu của Công ty, nhờ sự hợp tác này, phúc lợi xã hội cho người lao động được nâng cao. Như vậy, sự hài hoà giữa công đoàn và người sử dụng lao động sẽ đưa đến thành công trong công việc kinh doanh theo nguyên tắc “Win-Win”, đôi bên cùng có lợi.

Một điển hình nữa ở Singapore là nước này có toà án quan hệ lao động, vì thế sau khi thương lượng và ký kết thoả ước lao động tập thể, bản thoả ước sẽ được gửi tới toà án quan hệ lao động. Khi toà án quan hệ lao động công nhận

và công bố rộng rãi mà người sử dụng lao động vi phạm thì sẽ là một việc nghiêm trọng. Công đoàn ở đây cũng phát triển rất tốt mô hình các doanh nghiệp xã hội. Những đơn vị, doanh nghiệp này có chức năng chăm lo cho người lao động. Các doanh nghiệp xã hội không chỉ có nhiệm vụ chăm lo cho người lao động mà còn kinh doanh có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao để chuyển lại cho các thành viên sử dụng, cung cấp tốt hơn các dịch vụ cho người lao động. Hiện nay, Công đoàn Singapore có 12 doanh nghiệp xã hội lớn...

Tại Hàn Quốc:

Pháp luật về quan hệ lao động được ghi nhận trong Bộ luật Lao động và Việc làm, Luật Công đoàn, Luật Quan hệ lao động... Luật quan hệ lao động của Hàn Quốc áp dụng cho các doanh nghiệp hoặc địa điểm sử dụng lao động người nước ngoài.

Đặc biệt, tại Hàn Quốc, tổ chức công đoàn được thành lập một cách tự do miễn là có từ 02 người lao động trở lên thì được phép thành lập công đoàn dưới bất kỳ hình thức nào. Do vậy, hiện nay, tại Hàn Quốc có rất nhiều tổ chức công đoàn. Các tổ chức công đoàn có thể được phân biệt dựa trên các tiêu chí định dạng hoạt động như hoạt động thương mại, doanh nghiệp, tôn giáo và ngành nghề.

Cơ chế ba bên trong quan hệ lao động của Hàn Quốc cũng được thành lập. Hội đồng ba bên cùng nhau hợp tác giải quyết các vấn đề lớn về lao động một cách dân chủ thông qua đàm phán. Hội đồng ba bên có nhiệm vụ dùng hết khả năng của mình, áp dụng những kinh nghiệm nhằm mang lại những kết quả vững chắc. Hội đồng ba bên hoạt động trên cơ sở thương lượng và đàm phán, bình đẳng và cân bằng, tin tưởng thực hiện các thỏa thuận tập thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 07 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)