Yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 07 (Trang 80 - 81)

3.1. Những yêu cầu hoàn thiện pháp luật về quan hệ lao động

3.1.2. Yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hộ

chủ nghĩa

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định những phương hướng cần thực hiện để đạt được mục tiêu xây dựng về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh cũng nêu rõ để thực hiện được những phương hướng này, cần phải giải quyết tốt các mối quan hệ lớn, trong đó có mối quan hệ giữa

phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Nền kinh tế thị trường đảm bảo cho sản xuất, kinh doanh có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao; hàng hoá, dịch vụ trên thị trường phong phú về chủng loại, đảm bảo về chất lượng. Tuy vậy, kinh tế thị trường cũng có những mặt hạn chế nhất định. Xét về bản chất, kinh tế thị trường chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Giá cả thị trường được coi là một yếu tố điều tiết thị trường, điều tiết quan hệ cung cầu. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường, sự điều tiết đó mang tính tự phát. Mặt khác, các chủ thể tham gia thị trường hoạt động vì lợi ích riêng của mình, cho nên trong nền kinh tế thị trường, những mâu thuẫn và xung đột thường xuyên xảy ra đặc biệt là trong quan hệ lao động.

Là một yếu tố cấu thành nền kinh tế thị trường, quan hệ lao động luôn gắn liền với các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh, là sự biểu hiện mối quan hệ tương tác giữa một bên là người có sức lao động và một bên là người sử dụng sức lao động, dựa trên nguyên tắc thoả thuận để xác định giá cả sức lao động. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quan hệ lao động với một chất lượng mới, hiệu quả mới, thật sự tạo dựng được một môi trường pháp lý cho quan hệ lao động vừa phải đảm bảo được quyền lợi của người lao động vừa đảm bảo được quyền lợi của người sử dụng lao động vừa đảm bảo được quyền lợi của Nhà nước cũng như phải giữ vững định hướng XHCN.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 07 (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)