2.3. Thực trạng các quan hệ pháp luật khác có liên quan trực
2.3.4. Quan hệ pháp luật về bảo hiểm xã hội
động 2012, Luật bảo hiểm xã hội năm 2006, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016). Quan hệ pháp luật về bảo hiểm xã hội được chia thành hai nhóm:
Một là, quan hệ pháp luật trong việc tạo thành quỹ bảo hiểm xã hội: Theo quy định của pháp luật, quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành bởi sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước. Ngoài nguồn thu của quỹ bảo hiểm xã hội còn có các nguồn khác như lợi nhuận từ đầu tư phần nhàn rỗi tương đối của quỹ bảo hiểm xã hội, khoản nộp phạt của các doanh nghiệp/đơn vị chậm nộp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các nguồn thu hợp pháp khác.
Thực tế hiện nay cho thấy đa số các doanh nghiệp FDI đều đã đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; số doanh nghiệp và lao động tham gia bảo hiểm xã hội tăng đều qua từng năm. Tuy nhiên, tại hầu hết các địa phương đều có doanh nghiệp ký hợp đồng lao động dưới ba tháng, ký nhiều lần để trốn đóng bảo hiểm xã hội. Còn tồn tại tình trạng doanh nghiệp FDI đóng bảo hiểm xã hội với mức tiền công và tiền lương thấp hơn so với thực tế. Nhiều doanh nghiệp FDI trích tiền lương, tiền công của người lao động nhưng lại không đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội mà lại dùng vào việc mua nguyên vật liệu, vật tư, thậm chí dùng chính số tiền đóng bảo hiểm xã hội để trả lương cho người lao động. Trong năm 2014, số nợ b ảo hiểm xã hội là 5.578 tỷ đồng bằng 4,93% tổng số phải thu , giảm 10,8% so với năm 2013, tương ứng với số nợ giảm là 678 tỷ đồng [5, tr.16]. Trong đó, doanh nghiê ̣p FDI có số nợ nhiều nhất, chiếm ngôi đầu của khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cụ thể năm 2013 doanh nghiệp FDI có số nợ là 731 tỷ đồng còn năm 2014 là 2.138 tỷ đồng, tăng 192,48%. Nợ bảo hiểm thất nghiệp năm 2014 là 336 tỷ đ ồng bằng 2,95% tổng số phải thu , giảm 41,3% so với năm 2013, tương ứng với số giảm là 237 tỷ đồng [4, tr.17].
Hai là, quan hệ pháp luật trong việc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội. Quỹ bảo hiểm xã được sử dụng để chi trả các chế độ bảo hiểm y tế cho người lao động; chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động như chế độ bảo hiểm ốm đau, chế độ bảo hiểm thai sản, chế độ bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, chế độ bảo hiểm hưu trí, chế độ bảo hiểm tử tuất và chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Về cơ bản việc giải quyết chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động đã bảo đảm đầy đủ, kịp thời, đúng quy định của pháp luật hơn; quản lý chặt chẽ các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng; hình thức chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội ngày càng được cải tiến, hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội khi thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, thực tế quy định về thủ tục, hồ sơ tham gia và thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội còn chưa thật thuận tiện, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội còn hạn chế, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, thống kê, điều hành, giám sát chưa có sự liên thông trong hệ thống từ đó dẫn tới những khó khăn trong đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với người tham gia và thụ hưởng bảo hiểm xã hội.