Yêu cầu xây dựng hệ thống quan hệ lao động hài hòa, ổn định

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 07 (Trang 83 - 85)

3.1. Những yêu cầu hoàn thiện pháp luật về quan hệ lao động

3.1.4. Yêu cầu xây dựng hệ thống quan hệ lao động hài hòa, ổn định

và tiến bộ

Xây dựng mối quan hê ̣ lao đô ̣ng hài hòa , ổn định và tiến bộ, giảm thiểu tranh chấp lao đô ̣ng, đình công có mô ̣t ý nghĩa hết sức to lớn để xã hô ̣i, doanh nghiê ̣p ổn đi ̣nh và phát triển , giảm thiểu xung đột , người lao đô ̣ng được đảm bảo quyền và lợi ích. Vì vậy, đây được coi là mu ̣c tiêu quan tro ̣ng để người sử dụng lao động, người lao đô ̣ng, các nhà quản lý lao động thực hiện trong thời gian trước mắt và lâu dài . Yêu cầu xây dựng hệ thống quan hệ lao động hài hòa, ổn định đã được ghi nhận tại Chỉ thị số 22-CT/TW của Ban Bí thư khóa X về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, căn cứ Kết luận số 96-KL/TW ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 22- CT/TW ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư khóa X về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về ban hành Kết luận số 96-KL/TW Chỉ thị số 22-CT/TW trong đó có doanh nghiệp FDI.

Hài hòa trong quan hệ lao động là sự cân đối giữa các yếu tố về quyền lợi, nghĩa vụ của các bên, đặc biệt là về lợi ích kinh tế. Ổn định trong quan hệ lao động là việc làm, thu nhập, thời gian làm việc của người lao động ổn định, không có biến động đáng kể về sản xuất, kinh doanh, hợp đồng đặt hàng, số lượng, cơ cấu công nhân của doanh nghiệp. Đó là duy trì trạng thái cân bằng về lợi ích, về quyền lực và sức mạnh của các chủ thể trong quan hệ lao động

nhằm tăng cường sự hợp tác, giảm thiểu xung đột và tạo thế bình ổn trong quan hệ lao động. Tiến bộ là sự vận động trong quan hệ lao động phát triển theo hướng đi lên, ngày càng tốt hơn trước.

Hoàn thiện pháp luật về quan hệ lao động phải đảm bảo chủ trương xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp FDI. Bởi với một mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định sẽ giúp doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh; tạo môi trường lao động an toàn, bình đẳng, công bằng cho người lao động; bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động và người lao động; tạo sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Hoàn thiện pháp luật lao động nói chung và pháp luật về quan hệ lao động để phù hợp với yêu cầu xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ cần phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau:

Thứ nhất, tôn trọng lẫn nhau là nguyên tắc ứng xử trong quan hệ giữa

các chủ thể trên cơ sở biết lắng nghe ý kiến của nhau; sẵn sàng chấp nhận những cái đúng, hợp lý do mỗi bên đề xuất; cam kết thực hiện đúng những điều đã thỏa thuận.

Thứ hai, hợp tác là nguyên tắc thể hiện sự sẵn sàng phối hợp, tạo điều

kiện cho nhau; sự chia sẻ, thiện chí trong quá trình thỏa thuận, cùng nhau giải quyết các vấn đề phát sinh, nhất là các mâu thuẫn, tranh chấp lao động vì lợi ích chung...

Thứ ba, thương lượng là nguyên tắc có tính đặc trưng nhất trong quan

hệ lao động. Theo nguyên tắc này, mọi vấn đề trong quan hệ lao động đều phải thông qua thương lượng giữa các bên trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và công khai để đạt được sự đồng thuận.

có quan hệ tương tác với nhau nhưng là những chủ thể độc lập. Mọi vấn đề về quan hệ lao động sau khi thỏa thuận thành công sẽ do các chủ thể cùng tự quyết định và chịu trách nhiệm, không bên nào áp đặt bên nào, không một ai ngoài các chủ thể đó được can thiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 07 (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)