2.3. Thực trạng các quan hệ pháp luật khác có liên quan trực
2.3.2. Quan hệ pháp luật về học nghề
nghề, tập nghề và tổ chức, cá nhân có điều kiện dạy nghề. Pháp luật lao động quy định công dân có thể học nghề và các tổ chức, cá nhân được tổ chức dạy nghề khi có đủ điều kiện mà pháp luật quy định.
Quan hệ học nghề, dạy nghề được ghi nhận tại chương 4 (từ Điều 59 đến Điều 62) của Bộ luật Lao động năm 2012, Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày 16/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm; Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 (có hiệu lực thi hành từ 01/7/2015).
Về quyền của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định doanh nghiệp được thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đào tạo nhân lực trực tiếp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong doanh nghiệp và cho xã hội; được đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp để tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp và lao động khác; được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo cho người khuyết tật vào học tập và làm việc cho doanh nghiệp; được phối hợp với các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp khác để tổ chức đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo thường xuyên và được tham gia xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo; tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực tập và đánh giá kết quả học tập của người học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Theo Niên giám Thống kê 2013, trên 59,35% dân số Việt Nam đang ở độ tuổi lao động (thành thị 55,56%, nông thôn 61,16%). Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong cả nước năm 2013 còn rất thấp 18,2%, nhất là ở nông thôn chỉ được 11,5% (thành thị 33,9%) [69, tr.70]. Trong số lao động đang có việc làm, 82,1% không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Phần lớn lao động các doanh nghiệp FDI tuyển chọn là lao động phổ thông, chiếm khoảng 70,8%
chủ yếu là gia công, lắp ráp, công nghệ chưa tiên tiến; số lao động đã qua đào tạo từ cao đẳng trở lên chỉ chiếm 12%, công nhân kỹ thuật trình độ trung cấp nghề trở lên chiếm 17,2% [69, tr.73].
Do vậy, hầu hết các doanh nghiệp FDI tuyển công nhân chưa qua đào tạo, sau đó tổ chức đào tạo một số ngày ngay tại dây chuyền sản xuất theo kiểu “cầm tay chỉ việc” và tiếp tục vừa làm vừa học tại dây chuyền sản xuất. Mặt khác, kỹ năng làm việc của lao động đã qua đào tạo cũng không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Đa số lao động có chuyên môn kỹ thuật khi được tuyển dụng đều được doanh nghiệp FDI đào tạo lại, bổ sung kỹ năng mới.
Giáo dục phổ thông và đào tạo nghề là hai yếu tố vẫn chưa cải thiện đáng kể trong những năm qua ở Việt Nam. Theo đánh giá của các doanh nghiệp FDI, kỹ năng nghề của lao động đã qua đào tạo hiện chỉ đạt 30% loại khá giỏi, gần 59% đạt trung bình. Điều đáng nói là mặc dù được đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị dạy nghề theo hướng tiên tiến, từng bước tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế, chủ động đổi mới, mở nhiều ngành nghề xã hội đang có nhu cầu, thậm chí kết nối với doanh nghiệp FDI có đơn "đặt hàng" nhưng công tác đào tạo nghề hiện chưa bảo đảm yêu cầu đặt ra. Cụ thể, số lượng học sinh, người lao động đăng ký học nghề ngày càng giảm, việc tuyển sinh dù được thực hiện bằng nhiều chiêu thức như tiếp thị, quảng cáo, giảm học phí... nhưng kết quả vẫn hạn chế, hầu hết các trường đều không tuyển đủ chỉ tiêu, thậm chí chỉ đạt mức rất thấp. Chỉ có 20,6% doanh nghiệp FDI tin tưởng vào chất lượng đào tạo nghề, và số lượng tin vào giáo dục phổ thông còn thấp hơn (19,8%). Điều này dẫn đến việc gần 40% số doanh nghiệp FDI cho biết cần đào tạo tại chỗ cho lao động của mình.
Đối với lao động kỹ thuật, quản lý, theo phản ánh của các doanh nghiệp FDI, chất lượng đào tạo nghề cả nước nói chung còn nhiều bất cập nên để đáp ứng nhu cầu công việc, người lao động trong các doanh nghiệp FDI
được cử đi học để bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề. Trước khi đi đào tạo ở các cơ sở dạy nghề trong nước hoặc ở nước ngoài, người lao động đều ký hợp đồng học nghề với cam kết làm việc cho doanh nghiệp một thời gian sau khi học xong. Tuy nhiên, một trong số người được đi đào tạo lại từ chối quay lại làm việc theo cam kết trong hợp đồng học nghề. Người học nghề đã vi phạm nghĩa vụ làm việc cho doanh nghiệp sau khi học xong. Theo quy định của pháp luật, người lao động phải bồi thường chi phí đào tạo cho doanh nghiệp. Mặc dù vậy, thực tế các quy định của pháp luật về vấn đề này chưa rõ ràng nên còn gây ra nhiều mâu thuẫn trong việc giải quyết hậu quả pháp lý khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề, không thực hiện đúng hoặc đầy đủ cam kết với doanh nghiệp.
Một bất cập nữa được nhiều chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo nghề đề cập, đó là việc chưa có cơ chế ràng buộc liên kết giữa các trường với doanh nghiệp FDI, dẫn đến tình trạng các trường nghề nào cũng tự tìm cho mình các chiêu thức thu hút học sinh, tạo sự cạnh tranh khốc liệt mà không quan tâm tìm hiểu yêu cầu của doanh nghiệp đối với người lao động. Do thiếu sự kiểm tra, giám sát, dẫn đến chất lượng dạy, học tùy tiện, trang thiết bị đầu tư tràn lan, hoặc không đúng nhu cầu học sinh. Tình trạng mượn giáo viên, trao đổi tiết học, thậm chí đâu đó có tình trạng mở lớp xong, người được hỗ trợ tiền học nghề chỉ đến trường ký lĩnh tiền rồi về. Một thực tế nữa là hiện nay việc tôn vinh thợ giỏi nghề, có trình độ chuyên môn cao chưa được chú trọng, nhất là chưa có chính sách ưu đãi thỏa đáng nên khó kêu gọi giới trẻ yên tâm chọn học nghề như mong muốn.