1.3. Pháp luật về quan hệ lao động của một số nước trên thế giớ
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Tại Liên bang Nga, pháp luật về quan hệ lao động coi cơ chế ba bên trong quan hệ lao động là một quan hệ đối tác xã hội bởi Nga xác định được
hội mà nhà nước Nga lựa chọn: hình thức xã hội – pháp quyền, xã hội công dân có nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN một cách có hiệu quả hay là nhà nước và xã hội.Trong khi đó, tại Đức trong quy định của pháp luật về quan hệ lao động, vai trò của nhà nước trong khi ký kết thỏa ước tập thể của Đức thì nhà nước không tham gia vào quá trình đàm phán mà chỉ tạo khung pháp lý thuận lợi cho các bên đàm phán. Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thông báo các nội dung của thỏa ước lao động, nội dung quy định trong thỏa ước lao động tập thể. Công đoàn của Đức có trách nhiệm phối hợp với tòa án để hỗ trợ công tác tư vấn giải thích luật và phán quyết các vấn đề liên quan đến người lao động.
Tại Nhật Bản, trong quan hệ lao động, vai trò của nhà nước chỉ là trung gian, hòa giải vì trong cơ chế ba bên không có đại diện cho quyền lợi của nhà nước mà bên thứ ba là đại diện cho lợi ích công. Hội đồng quan hệ lao động TW do thủ tướng Chính phủ trực tiếp bổ nhiệm và nằm ngoài Bộ Lao động, xã hội và phúc lợi. Tại Hàn Quốc, trong quan hệ lao động, rất coi trọng vai trò của công đoàn. Còn Singapore là quốc gia được coi là có quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động tốt nhất Châu Á.
Từ kinh nghiệm thực tiễn trong xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật về lao động của các nước như Liên bang Nga, Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện pháp lý về lao động nói chung và hoàn thiện pháp luật về quan hệ lao động là:
- Xây dựng và ban hành một đạo luật riêng điều chỉnh về quan hệ lao động;
- Nâng cao vai trò hoạt động của Công đoàn;
- Tăng cường vai trò của Nhà nước trong cơ chế ba bên chuyển từ chức năng quản lý sang chức năng hòa giải, trung gian;
Kết luận Chương 1
Quan hệ lao động nói chung và sự điều chỉnh của pháp luật về quan hệ lao động mang vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật lao động. Tại chương 1 luận văn đã làm rõ được những vấn đề lý luận cơ bản nhất về quan hệ lao động như: Khái niệm, phân loại, điều kiện xác lập và vận hành quan hệ lao động; Sự điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ lao động như: Khái niệm, nguyên tắc, nội dung và vai trò của pháp luật quan hệ lao động. Đồng thời đã phân tích và đưa ra bài học kinh nghiệm về xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật về quan hệ lao động của một số nước trên thế giới cho Việt Nam.
Cơ sở lý luận của pháp luật về quan hệ lao động của chương 1 Luận văn là sự tổng hợp, phân tích, kế thừa các quan điểm, các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cũng như căn cứ vào quy định của pháp luật về quan hệ lao động của Việt Nam qua các thời kỳ. Đây chính là cơ sở để tác giả phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về quan hệ lao động từ thực tiễn trong các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ở chương 2 và nghiên cứu đưa ra giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật ở chương 3 luận văn.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG VÀ THỰC TIỄN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC
NGOÀI TẠI VIỆT NAM