Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản thế chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo pháp luật dân sự việt nam hiện hành 03 (Trang 79 - 80)

2.2. Những bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành về thế chấp và xử lý tài sản

2.2.2.7 Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản thế chấp

Điều 325 BLDS 2005 quy định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý TSBĐ được xác định như sau:

Thứ nhất, trong trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký thì việc xác

định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý TSBĐ được xác định theo thứ tự đăng ký;

Thứ hai, trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều

nghĩa vụ dân sự mà có giao dịch bảo đảm có đăng ký, có giao dịch bảo đảm không đăng ký thì giao dịch bảo đảm có đăng ký được ưu tiên thanh toán;

Thứ ba, trong trường hợp một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa

vụ dân sự mà các giao dịch bảo đảm đều không có đăng ký thì thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập giao dịch bảo đảm.

Bên cạnh đó, Điều 338 BLDS 2005 còn quy định: Tiền bán tài sản cầm cố được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận cầm cố sau khi trừ chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác có liên quan để xử lý tài sản cầm cố;

trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm là khoản vay thì thanh toán cho bên nhận cầm cố theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại nếu có; nếu tiền bán còn thừa thì phải trả lại cho bên cầm cố; nếu tiền bán còn thiếu thì bên cầm cố phải trả tiếp phần còn thiếu đó. Điều này áp dụng cho cả trường hợp xử lý tài sản thế chấp.

Trong hai quy định bằng hai điều luật trên, chúng ta thấy rằng, Điều 325 là điều luật quy định về thứ tự các chủ thể nhận bảo đảm được ưu tiên thanh toán khi xử lý TSBĐ (ưu tiên về chủ thể) còn Điều 338 là điều luật quy định về thứ thự thanh toán theo nội dung của nghĩa vụ. Tuy nhiên, quy định này sẽ thiếu cụ thể trong trường hợp xử lý một tài sản dùng bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ khác nhau. Nếu nhiều TCTD cùng nhận bảo đảm, khi xử lý tài sản đó, TCTD có thứ tự ưu tiên thanh toán trước có được quyền ưu tiên thanh toán toàn bộ nghĩa vụ được bảo đảm hay chỉ được ưu tiên thanh toán tiền gốc trước rồi sau khi thanh toán tiền gốc cho các chủ thể tiếp theo, nếu còn, mới quay lại tiếp tục thanh toán các nội dung khác (tiền lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại). Sự rõ ràng này thực tế cũng đã dẫn đến những cách hiểu khác nhau và dẫn đến giữa các TCTD khi xử lý TSBĐ để thu nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo pháp luật dân sự việt nam hiện hành 03 (Trang 79 - 80)