Quy định cụ thể về hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo pháp luật dân sự việt nam hiện hành 03 (Trang 97 - 98)

3.3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thế chấp và xử lý tài sản thế

3.3.1.6 Quy định cụ thể về hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất,

Ngân hàng. Cần thêm những quy định để tăng “tính chắc chắn” của tài sản hình thành trong tương lai được pháp thế chấp và giảm rủi ro cho bên nhận thế chấp như kiến nghị của TS. Vũ Thị Hải Yến, cụ thể: cần bổ sung thêm quy định “Tài sản hình thành trong tương lai chỉ có thể trở thành tài sản thế chấp khi bên thế chấp có các chứng cứ để chứng minh tài sản đó chắc chắn sẽ được hình thành và xác lập quyền sở hữu cho bên thế chấp cũng như chứng minh các yếu tố khác để có thể xác định được tài sản đó tại thời điểm hợp đồng thế chấp được giao kết.” [38, tr.139].

Theo đó cần có các quy định điều kiện cụ thể đối với từng loại tài sản hình thành trong tương lai được phép thế chấp (ví dụ như quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 148 Luật Nhà ở 2014 “Trường hợp chủ đầu tư thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai xây dựng trong dự án thì ngoài điều kiện quy định tại điểm a khoản này, nhà ở thế chấp phải thuộc diện đã xây dựng xong phần móng…”) và có cơ chế để tiến hành đăng ký tạm thời đối với tài sản đó (ví dụ như quy định tại Điều 18 Bộ luật hàng hải năm 2005 về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đang đóng).

Ngoài ra, có thể quy định tài sản hình thành trong tương lai phải mua bảo hiểm mới được thế chấp và khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, tiền bảo hiểm được trả cho bên nhận thế chấp để giảm thiểu thiệt hại cho bên nhận thế chấp.

3.3.1.6 Quy định cụ thể về hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh doanh

Cần quy định cụ thể loại hàng hóa luân chuyển nào được thế chấp: Hàng trong kho hay hàng hóa đang được bày bán tại các cửa hàng, hàng hóa thành phẩm hay hàng hóa là nguyên liệu để tạo thành sản phẩm…Theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm của nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Pháp, Hà Lan thì thuật ngữ “hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh” được hiểu là hàng “trữ kho” hay hàng “trong kho”. Cách hiểu này làm tăng tính xác định của tài sản thế chấp ở chỗ đã có sự gắn kết tài sản là động sản vào một địa điểm, vị trí cụ thể là kho hàng. Theo đó, khái niệm hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh tai khoản 8 Điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ-CP cần giới hạn trong phạm vi là hàng hóa trong kho phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của bên thế chấp.

Bên cạnh đó, pháp luật cần bổ sung thêm nghĩa vụ thông báo của bên thế

chấp đối với bên nhận thế chấp trƣớc khi bán hàng hóa luân chuyển trong quá trình

sản xuất, kinh doanh đã thế chấp. Khi đó bên thế chấp mới có căn cứ để thực hiện quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền mua tài sản thế chấp cho mình. Việc thông báo phải có một số nội dung của hợp đồng mua bán sẽ ký kết như thông tin người mua, thông tin hàng hóa, số lượng, giá cả, thời điểm và phương thức thanh toán; cần quy định thời hạn thông báo cho bên nhận thế chấp trước thời điểm thanh toán tiền mua bán một thời gian nhất định (có thể là từ 7 đến 10 ngày); hình thức thông báo phải bằng văn bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo pháp luật dân sự việt nam hiện hành 03 (Trang 97 - 98)