Quy định cụ thể về tài sản thế chấp là quyền đòi nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo pháp luật dân sự việt nam hiện hành 03 (Trang 98)

3.3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thế chấp và xử lý tài sản thế

3.3.1.7 Quy định cụ thể về tài sản thế chấp là quyền đòi nợ

Cần có thêm các quy định để bảo vệ quyền của bên nhận thế chấp đối với tài sản thế chấp là quyền đòi nợ. Bên nhận thế chấp cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Để tránh việc bên có nghĩa vụ từ chối thanh toán đối với bên nhận thế chấp và xác lập các giao dịch nhằm triệt tiêu quyền đòi nợ thế chấp thì bên thế chấp có thể đề xuất lập một bản cam kết ba bên (bên có nghĩa vụ trả nợ, bên thế chấp và bên nhận thế chấp) để ràng buôc trách nhiệm của họ hoặc yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ không được áp dụng các căn cứ phòng vệ phát sinh từ mối quan hệ giữa bên có nghĩa vụ với bên thế chấp. Với cam kết như vậy, bên có nghĩa vụ đã từ chối trước việc hưởng các căn cứ phòng vệ này và điều này hoàn toàn phù hợp với pháp luật.

- Bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất cần nhận thức được về sự quan trọng của thủ tục đăng ký thế chấp để chủ động tiến hành việc đăng ký thế chấp quyền đòi nợ mặc dù đây không phải thủ tục bắt buộc. Việc thông báo về giao dịch thế chấp quyền đòi nợ cho bên có nghĩa vụ biết là rất quan trọng nhưng qui định hiện hành chưa quy định rõ nghĩa vụ cung cấp thông tin. Việc thông báo này hết sức cần thiết vì không chỉ nhằm mục đích thông tin cho con nợ biết về chủ nợ mới (sẽ phát sinh khi nghĩa vụ bảo đảm bị vi phạm) mà còn khẳng định quyền ưu tiên thanh toán của bên nhận thế chấp trước tất cả các chủ thể khác. Vì vậy, nhà làm luật cần phải quy định theo hướng: Bắt buộc bên thế chấp phải thông báo về giao dịch thế chấp quyền đòi nợ cho bên có nghĩa vụ và giao dịch này có hiệu lực kể từ thời điểm thông báo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo pháp luật dân sự việt nam hiện hành 03 (Trang 98)