Hoàn thiện quy định pháp luật về thừa phát lại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo pháp luật dân sự việt nam hiện hành 03 (Trang 103 - 105)

3.3.2 .Hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản thế chấp

3.3.2.3 Hoàn thiện quy định pháp luật về thừa phát lại

Mô hình thừa phát lại được thử nghiệm đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2009 theo Nghị định số 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh. Theo quy định tại Nghị định số 61/2009/NĐ-CP, thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan. Thừa phát lại được thực hiện các công việc sau:

Một là, thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành

án dân sự.

Hai là, lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Ba là, xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.

Bốn là, trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo

yêu cầu của đương sự.

Sau hơn bẩy năm hoạt động, mô hình thừa phát lại đã phát huy hiệu quả rõ nét trong các hoạt động hỗ trợ tư pháp nói chung và xử lý TSBĐ nói riêng. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, chỉ trong thời gian từ 21/5/2010 đến 30/6/2012 thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại tại Thành phố Hồ Chí Minh (thành phố đầu tiên thực hiện thí điểm thừa phát lại), đã nghi nhận được một số kết quả đáng chú ý: 5 văn phòng thừa phát lại tại TP.Hồ Chí Minh đã tống đạt 103.218 văn bản với tổng chi phí thu được hơn 6,5 tỷ đồng; tổng số vi bằng đã lập và đăng ký là 5.020, tổng doanh thu hơn 9,5 tỷ đồng; thực hiện 147 vụ việc xác minh điều kiện thi hành án, trực tiếp tổ chức thi hành xong 26 vụ việc.... [22]. Từ năm 2013 đến nay, ngoài thành phố Hồ Chí Minh, Chính phủ đã mở rộng thí điểm chế định Thừa phát lại thêm ở 12 tỉnh thành phố trực

thuô ̣c trung ương khác. Đến nay, tại 13 địa phương trong cả nước với 53 Văn phòng Thừa phát lại; trong đó, tại Thành phố Hồ Chí Minh có 11 văn phòng, tại 12 địa phương mở rộng thí điểm có 42 văn phòng. Các Văn phòng Thừa phát lại từng bước ổn định về tổ chức, hoạt động, bước đầu có hiệu quả. Thừa phát lại đã bắt đầu trở thành một nghề, từng bước khẳng định vị trí, vai trò của mình trong đời sống xã hội và trong hoạt động bổ trợ tư pháp. Về nguồn nhân lực, tổng số nhân lực đang làm việc tại 53 Văn phòng Thừa phát lại là 643 người, trong đó có 134 Thừa phát lại; 295 Thư ký nghiệp vụ và 214 nhân viên khác. Có thể nói, đội ngũ Thừa phát lại, Thư ký nghiệp vụ tại các văn phòng cơ bản đáp ứng yêu cầu công việc, ngày càng được kiện toàn, không ngừng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp. Tính đến hết ngày 31/7/2015, các Văn phòng Thừa phát lại đã tống đạt 819.044 văn bản, lập 39.072 vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án 781 việc, trực tiếp tổ chức thi hành án 322 vụ việc, đạt tổng doanh thu hơn 119 tỷ đồng. [53] Những con số thống kê này cho thấy những lợi ích mà thừa phát lại đem tới.

Hoạt động của thừa phát lại góp phần quan trọng vào việc xử lý TSBĐ của TCTD. Hoạt động của các văn phòng thừa phát lại giúp giảm tải công việc của thi hành án dân sự các cấp, giúp việc thi hành án được nhanh chóng hơn. Ngoài ra, các văn phòng thừa phát lại có một chức năng quan trọng là xác minh điều kiện thi hành án, từ đó hỗ trợ tích cực cho việc xử lý TSBĐ thu hồi nợ của các TCTD. Bên cạnh đó, thực tế cho thấy chức năng lập vi bằng của các văn phòng thừa phát lại được các TCTD đánh giá rất cao, đã góp phần rất lớn vào việc xử lý TSBĐ của TCTD trong công tác thu giữ tài sản, nhận bàn giao TSBĐ.

Từ hiệu quả của thừa phát lại; vai trò, tác động chế định TPL đối với kinh tế - xã hội và đối với hoạt động tư pháp, Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại Trung ương đã kiến nghị Quốc hội cho thực hiện chính thức chế định Thừa phát lại, ban hành Luật Thừa phát lại nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện hiệu quả chế định này. Trong thời gian tới, việc đẩy mạnh hoạt động xây dựng, hoàn thiện chế định Thừa phát lại, ban hành Luật Thừa phát lại là vô cùng cấp thiết, cùng với đó là việc nhanh chóng kiện toàn bộ máy Thừa phát lại tại các tỉnh, thành phố trong cả nước là cần thiết, tạo thêm một kênh mới trong việc xử lý TSBĐ của các TCTD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo pháp luật dân sự việt nam hiện hành 03 (Trang 103 - 105)