Hoàn thiện pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo pháp luật dân sự việt nam hiện hành 03 (Trang 95 - 97)

3.3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thế chấp và xử lý tài sản thế

3.3.1.4 Hoàn thiện pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm

Cần có những quy định để hạn chế tối đa những rủi ro cho bên nhận thế chấp khi thẩm định quyền sở hữu của tài sản thế chấp. Để bảo đảm tính minh bạch về tình trạng pháp lý của tài sản thế chấp thì cần có cơ chế công khai các thông tin liên quan đến tài sản thế chấp. Pháp luật Việt Nam hiện hành cần ban hành Luật Đăng ký bất

động sản quy định về đăng ký xác lập quyền và đăng ký biến động quyền đối với bất động sản nói chung trong đó có quyền sử dụng đất nói riêng. Sự ra đời của Luật này sẽ giúp cho việc hoàn thiện “hồ sơ pháp lý” của các bất động sản, thể hiện đầy đủ quá trình biến động về bất động sản, về chủ sở hữu và chủ sử dụng bất động sản đó; xây dựng dữ liệu thông tin tập trung về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Cụ thể: Chính phủ cần giao cho Bộ Tư pháp (Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm) làm đầu mối tổng hợp và thống nhất quản lý dữ liệu thông tin về giao dịch bảo đảm. Các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm khác (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông và Vận tải …) cần phối hợp kết nối, chuyển tải kịp thời, đầy đủ các thông tin về giao dịch bảo đảm được đăng ký tại đơn vị mình vào hệ thống dữ liệu thông tin về giao dịch bảo đảm của Bộ Tư pháp. Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cần nhanh chóng đổi mới cơ chế cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm theo hướng cho phép tổ chức, cá nhân đã đăng ký với mình (đăng ký mua dịch vụ) được tra cứu thông tin trực tuyến về giao dịch bảo đảm. Đây được coi là cách thức hữu hiệu để bảo đảm cho các thông tin về bất động sản được công khai, minh bạch, phục vụ cho giao dịch thế chấp nói riêng và cho thị trường kinh doanh bất động sản nói chung.

Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm cũng phải được đơn giản hóa, thực hiện một cách nhanh chóng, đặc biệt là các trường hợp sửa đổi, bổ sung, thay thế giao dịch bảo đảm đã đăng ký. Cùng với đó, nâng cao hiệu quả phối hợp công tác giữa các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức hữu quan; tăng cường chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ đăng ký, của người yêu cầu đăng ký.

3.3.1.5 Quy định cụ thể các điều kiện để tài sản hình thành trong tương lai trở thành tài sản thế chấp

Khái niệm tài sản hình thành trong tương lai đã được quy định với nội hàm khá rộng tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 163/2006/NĐ-CP và được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP nhưng chưa quy định các điều kiện để tài sản hình thành trong tương lai trở thành tài sản thế chấp. Bản thân tài sản hình thành trong tương lai cũng chưa đáp ứng được các điều kiện về tính chắc chắn của một vật quyền bảo đảm dẫn đến rủi ro cho bên nhận thế chấp. Tuy nhiên, không thể vì lý do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo pháp luật dân sự việt nam hiện hành 03 (Trang 95 - 97)