Nguyên tắc thỏa thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nguyên tắc của trọng tài thương mại theo pháp luật việt nam (Trang 26 - 28)

Bản chất của trọng tài chứa đựng yếu tố thỏa thuận, vì vậy những quy định về tổ chức và hoạt động của trọng tài nhất thiết phải tuân theo nguyên tắc thỏa thuận. Sự thỏa thuận của các bên thể hiện ý chí thực của mình trong quyết định các vấn đề của trọng tài. Thỏa thuận là đạt tới một quyết định chấp nhận đ-ợc giữa các bên vì thế quyền tự do định đoạt của các bên trong tố tụng trọng tài là một phần của nguyên tắc thỏa thuận bởi các bên có quyền tự định đoạt theo ý mình song cần đạt tới mức đồng thuận với bên kia thì ý chí của họ mới đ-ợc thi hành.

Thỏa thuận là cơ sở xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài, là tiêu chí để xác định tính chất của trọng tài có thực sự là trọng tài phi chính phủ khơng. Trọng tài là ph-ơng thức giải quyết tranh chấp theo sự lựa chọn của các bên. Thỏa thuận này cũng loại trừ thẩm quyền của tòa án đối với tranh chấp đã có thỏa thuận về trọng tài hợp lệ.

Nguyên tắc thỏa thuận nâng cao vai trị của các bên trong tranh chấp trong đó họ không phải là những ng-ời thụ động chỉ đ-ợc phép làm những gì

pháp luật cho phép mà có vai trị chủ động hơn trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp. Các bên có khả năng tác động vào quá trình giải quyết vụ việc, đẩy nhanh hoặc trì hỗn nó thơng qua việc xác lập Hội đồng trọng tài, qui tắc tố tụng trọng tài đối với trọng tài vụ việc hoặc các qui định về lựa chọn thời gian, địa điểm diễn ra trọng tài. Nguyên tắc thỏa thuận cho phép các bên xác lập một phạm vi trong đó trọng tài viên đ-ợc quyền độc lập xem xét giải quyết tranh chấp khách quan nhất.

Tuy nhiên, nguyên tắc thỏa thuận không loại trừ tr-ờng hợp một bên từ bỏ quyền quyết định của mình, khơng hợp tác với bên kia trong quá trình giải quyết tranh chấp. Những vấn đề thuộc quyền thỏa thuận của họ trong tr-ờng hợp này sẽ do Chủ tịch Trung tâm trọng tài quyết định đối với trọng tài th-ờng trực hoặc tòa án nơi diễn ra trọng tài quyết định đối với trọng tài vụ việc; nếu Hội đồng trọng tài đã đ-ợc thành lập thì những vấn đề khơng đạt đ-ợc thỏa thuận sẽ do Hội đồng trọng tài quyết định. Nội dung này không vi phạm nguyên tắc thỏa thuận bởi bên đã từ bỏ quyền quyết định của mình buộc phải theo quyết định của bên thứ ba để khơng thể làm chậm hoặc cản trở q trình giải quyết vụ việc của trọng tài.

Một nội dung của nguyên tắc thỏa thuận đ-ợc biểu thị qua hoạt động hòa giải giữa các bên trong tranh chấp. Trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, hòa giải đ-ợc coi là hoạt động quan trọng tuy không bắt buộc nh- trong tố tụng tịa án song ở trọng tài ln mở ra cơ hội hòa giải đối với các bên. Hòa giải thể hiện nguyên tắc thỏa thuận ở việc các bên đã đồng ý đ-ợc với nhau về các điểm mâu thuẫn, chấp nhận cách giải quyết phù hợp mà mình mong đợi. Nguyên tắc thỏa thuận không thể thiếu trong tổ chức và hoạt động của trọng tài th-ơng mại Việt Nam. Nó định h-ớng cho trọng tài th-ơng mại phát triển phù hợp bản chất của mình và phát huy đ-ợc -u thế của trọng tài trong giải quyết tranh chấp. Sự vi phạm nguyên tắc thỏa thuận ở mức độ nào cũng có thể trở thành căn cứ để hủy bỏ quyết định trọng tài theo quy định của pháp luật trọng tài Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nguyên tắc của trọng tài thương mại theo pháp luật việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)