Xuất phát từ yêu cầu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 57 - 59)

Nam xã hội chủ nghĩa

Kể từ khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời mặc dù khái niệm về Nhà nước pháp quyền chưa được Đảng và Nhà nước ta đề cập đến những tư tưởng về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã được thể hiện khá rõ nét trong các Nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước như trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992 của Nhà nước ta, đặc biệt là Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 đã chính thức khẳng định nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. "Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức" [44, tr. 11]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng ta xác định: "Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân". Đến Văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng khẳng định: "Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân", đồng thời khẳng định "Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ bao trùm". Văn kiện Đại hội Đảng X tiếp tục khẳng định: "Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân", chỉ rõ phương hướng xây dựng và cơ chế vận hành của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đồng thời Văn kiện cũng xác định 6 nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Như vậy, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước ta hiện nay.

Nội dung xây dựng nhà nước pháp quyền là phải xây dựng được một nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, nhà nước được xây dựng theo qui định của Hiến pháp và luật, được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và luật và bảo đảm thi hành Hiến pháp và luật, nhà nước phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ của mình với nhà nước, nhà nước trong sạch, vững mạnh, loại trừ được các hiện tượng quan liêu, tham nhũng, lãng phí và tiêu cực khác ra khỏi bộ máy nhà nước.

Quân đội nhân dân Việt Nam là một bộ phận cấu thành của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cán bộ, chiến sĩ trong quân đội cũng phải chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước và Điều lệnh, Điều lệ quân đội, quân đội cũng thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước, nhất là trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh,… nên quân đội cũng phải tham gia tích cực vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Do vậy, phải không ngừng nâng cao trình độ kiến thức mọi mặt cho cán bộ, chiến sĩ, đặc biệt là kiến thức pháp luật để họ có thể tham gia đóng góp ý kiến một cách chủ động, tích cực và hiệu quả vào các dự án luật, pháp lệnh của Nhà nước, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, hoạt động của chỉ huy đơn vị, sử dụng pháp luật để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân, của quân đội và của bản thân; đấu tranh có hiệu quả với những biểu hiện tiêu cực, sai trái trong đơn vị, duy trì và thực hiện nghiêm túc các quy định, chế độ sinh hoạt của quân đội, thực hiện nghiêm kỷ luật quân đội, cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước… từ đó cùng toàn Đảng, toàn dân xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 57 - 59)