GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 122 - 123)

Có thể nói, pháp quyền là một thuộc tính của nhà nước dân chủ. Tuy nhiên, không thể hiểu một cách đơn giản rằng quản lý xã hội bằng pháp luật chỉ dừng lại ở mức ban hành luật là đủ mà vấn đề là phải thi hành luật đó như thế nào. Việc áp dụng pháp luật thống nhất, nghiêm minh và công bằng là điều kiện rất quan trọng để mọi người có niềm tin vào pháp luật, từ đó mới củng cố thái độ và ý thức chấp hành pháp luật. Sự hiểu biết pháp luật của công dân là yếu tố đầu tiên để hình thành ý thức pháp luật. Pháp luật phải trải qua nhiều hình thức khác nhau mới đến được với người dân và trở thành sự hiểu biết về pháp luật trở thành tri thức pháp luật. Tuy nhiên, trước một khối lượng văn bản đồ sộ như hiện nay thì không thể chuyển tải toàn bộ các quy định đến với mỗi công dân mà phải có cách thức và phương pháp phù hợp. Mục tiêu phải xác định lâu dài là xây dựng ý thức, lối sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, tạo nền tảng cho nền văn hóa pháp lý phát triển ở Việt Nam chứ không đơn thuần chỉ chuyển tải thật nhiều pháp luật đến với người dân.

Đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, trọng trách giáo dục pháp luật cũng hết sức nặng nề, bởi lẽ người cán bộ, chỉ huy, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang vừa phải nắm chắc trang bị kĩ lưỡng kiến thức pháp luật chung và về pháp luật quốc phòng để phục vụ cho bản thân cho công việc chuyên môn và cả việc tuyên truyền giáo dục phổ biến pháp luật cho nhân dân nữa. Một đặc điểm của "Bộ đội cụ Hồ" là phải thân dân và gần dân, trong thời đại hiện nay, để làm được điều đó không chỉ cần có tư cách đạo đức tốt mà còn cần phải trang bị cả kiến thức sâu rộng về lĩnh vực quân sự chuyên môn và cả về kiến thức pháp luật để có thể giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong

vậy, mà nhu cầu giáo dục pháp luật cho bộ đội trở thành nhu cầu cần thiết, cấp bách và phải sử dụng mọi biện pháp để có thể nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trước những thực trạng đã nêu trên, chúng ta nhận thấy rằng để nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật trong quân đội như mong muốn, chúng ta còn phải đi một chặng đường dài, đòi hỏi sự quyết tâm cao của lãnh đạo chỉ huy Bộ, ngành, đơn vị và cả sự nỗ lực học tập, ý thức của từng cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Dưới đây, xin được đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 122 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)