Về phương pháp giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 117 - 118)

dân Việt Nam

Trong những năm qua, để tăng cường và nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong quân đội theo tinh thần của Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg và Chỉ thị số 21/2003/CT-BQP các cấp lãnh đạo, chỉ huy trong quân đội đã không ngừng cải tiến các phương pháp giáo dục pháp luật cho phù hợp với đối tượng, tính chất nhiệm vụ và điều kiện thực tiễn của từng đơn vị, các phương pháp được sử dụng tại các đơn vị hết sức đa dạng, phong phú, sinh động nhưng chung qui nổi lên các phương pháp sau: phương pháp thuyết phục, phương pháp nêu gương, phương pháp rèn luyện, phương pháp tranh luận, phương pháp xử lý tình huống, phương pháp bắt buộc xử phạt…và nhiều phương pháp khác. Đây là những phương pháp được sử dụng phổ biến trong quân đội hiện nay.

Việc sử dụng kết hợp hài hòa các phương pháp giáo dục là thực sự cần thiết và là nghệ thuật của chủ thể giáo dục. Nếu có sự kết hợp hài hòa hợp lý sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục và ngược lại. Ở các đơn vị quân đội hiện nay, các chủ thể giáo dục đều nhận thức được và biết sử dụng kết hợp hài hòa giữa các phương pháp giáo dục vì vậy mà chất lượng, hiệu quả giáo dục được nâng lên không ngừng.

Phương pháp giảng dạy về cơ bản vẫn là độc thoại thuyết trình, giáo huấn một chiều; giáo viên giảng, học viên ghi nên chưa khơi dậy được tính chủ động tích cực của học viên trong việc tìm tòi tự nghiên cứu học tập. Có những đơn vị đã sử dụng các phương tiện giảng dạy tiên tiến nhưng nội dung truyền đạt thì vẫn nặng về lý thuyết, chưa vận dụng tốt với thực tiễn để thoát ra khỏi lý thuyết, giáo điều, chưa kết hợp được truyền đạt kiến thức và đối thoại, tranh luận nên hiệu quả chưa cao.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng chưa kịp thời, chưa tập trung ở một số nội dung chủ yếu, chưa đi vào chiều sâu của từng lĩnh vực và từng loại đối tượng. Năng lực, kinh nghiệm truyền đạt về pháp luật của đội ngũ báo cáo viên, cán bộ quản lý cơ sở có mặt còn hạn chế; học chưa đi đôi với hành, chưa gắn chặt giữa tuyên truyền giáo dục với quản lý duy trì kỷ luật nên vẫn còn tình trạng cán bộ, chiến sĩ vi phạm kỷ luật.

Công tác nắm bắt, phát hiện giải quyết các vấn đề tư tưởng nảy sinh của bộ đội ở một số đơn vị chưa kịp thời, nhạy bén, việc xử lý kỷ luật để giáo dục răn đe, phòng ngừa còn hạn chế; thậm chí có đơn vị sợ mất thành tích không báo cáo trung thực, che giấu khuyết điểm làm hạn chế đến hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 117 - 118)