Thực trạng đội ngũ những ngƣời làm công tác giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 86 - 92)

pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam

phổ biến, giáo dục pháp luật". Lực lượng làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã và đang dần được củng cố, kiện toàn, đồng thời có sự phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Ở trung ương, Bộ tư pháp với chức năng quản lý nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã giao thêm nhiều nhiệm vụ cho Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, tăng cường nguồn lực để làm tốt chức năng tham mưu trong việc hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch, chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn, quản lý có hiệu quả công tác này trên phạm vi cả nước.

Theo số liệu thống kê của 14 bộ, ngành, hiện có hơn 2.200 cán bộ pháp chế tham gia hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Lực lượng biên tập viên, phóng viên pháp luật ở các cơ quan báo, đài; báo cáo viên pháp luật ở các Bộ, ngành, đoàn thể trung ương tăng hơn về số lượng, số người có trình độ chuyên môn chiếm tỷ lệ cao. Tính đến nay, cả nước có trên 232 báo cáo viên pháp luật trung ương, 22.342 báo cáo viên cấp tỉnh và báo cáo viên cấp huyện, 87.346 tuyên truyền viên cấp xã, 60.832 người từ các lực lượng khác tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật [17].

Trong quân đội, Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp trong Quân đội luôn được kiện toàn kịp thời khi có sự thay đổi cán bộ, đáp ứng với công tác giáo dục pháp luật. Thường trực Hội đồng các cấp căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình và yêu cầu, nhiệm vụ được giao đề xuất lãnh đạo, chỉ huy bổ sung thành viên và phân công nhiệm vụ cụ thể, gắn với chức trách, nâng cao hiệu quả công tác. Duy trì nghiêm túc, đều đặn chế độ sinh hoạt kiểm tra các mặt công tác và triển khai công tác trong thời gian tiếp theo, trong đó đánh giá cụ thể kết quả công tác đạt được của các thành viên Hội đồng, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu để kịp thời khắc phục.

Hàng năm tiến hành tập huấn cho giáo viên giảng dạy chính trị, cán bộ quản lý, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, trong đó chú trọng bồi

dưỡng nâng cao chất lượng soạn thảo giáo án giảng dạy và phương pháp trình bày cho phù hợp đối tượng và đặc thù môn học. Có chiến lược tuyển dụng những sinh viên tốt nghiệp khá, giỏi hệ chính quy tại các trường chuyên ngành luật để bồi dưỡng, phát triển thành những giáo viên chuyên giảng dạy về pháp luật.

Hiện nay đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, giáo viên làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong toàn quân là 64.431 đồng chí, trong đó trình độ đại học và sau đại học là 82%, cao đẳng chiếm 17%; số còn lại tốt nghiệp trung cấp là 1%. Chất lượng của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, giáo viên làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong toàn quân qua thực tiễn đánh giá: Giỏi: 30 %; khá 50%; đạt yêu cầu: 20% [25, tr. 2].

Các đơn vị đã chú trọng củng cố, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, báo cáo viên pháp luật theo quy định, trong đó phát huy tốt đội ngũ giáo viên pháp luật tại các học viện, nhà trường quân đội, đội ngũ cán bộ các cơ quan tư pháp và cơ quan điều tra hình sự, bảo vệ an ninh… hình thành các tổ, nhóm báo cáo viên chuyên trách, luân phiên giới thiệu các chuyên đề pháp luật cho đơn vị cơ sở. Quân khu 2 tổ chức tập huấn công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho các đối tượng là Chủ nhiệm Chính trị, Trưởng ban tuyên huấn, Trợ lý phụ trách công tác giáo dục Ban Tuyên huấn cấp Bộ chỉ huy quân sự tỉnh; Quân khu 3 tổ chức tập huấn một số nội dung về pháp luật cho gần 200 cán bộ chủ trì, Phó chính ủy, Chủ nhiệm Chính trị cấp cơ sở, Trưởng ban tuyên huấn, trợ lý tác huấn các đơn vị trực thuộc quân khu. Đồng thời, thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức và năng lực của đội ngũ giáo viên, báo cáo viên kiêm chức tại đơn vị để đội ngũ này làm tốt hơn công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn chấp hành pháp luật thường xuyên cho cán bộ, chiến sĩ tại đơn vị (Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thông tin, Trường Sỹ quan Lục quân 2…). Binh chủng Pháo binh tiến hành

binh, Trường Sỹ quan Lục quân 2 tổ chức bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên gồm các đồng chí giảng viên khoa Lý luận Mác-Lê Nin và khoa công tác Đảng, công tác chính trị, các đồng chí chủ trì công tác đảng, công tác chính trị phòng, khoa, chính trị viên hệ, tiểu đoàn, các đồng chí cán bộ cơ quan chính trị.

Coi trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ giáo viên, báo cáo viên có đủ năng lực trình độ hiểu biết về pháp luật, nhất là trình độ, phương pháp sư phạm, năng lực truyền thụ kiến thức pháp luật đi đôi với tinh thần trách nhiệm trong tự học, tự nghiên cứu, biết đổi mới nội dung, phương pháp trong giáo dục pháp luật. Đồng thời bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện trong quá trình giáo dục pháp luật.

Mặc dù trong quân đội có rất nhiều quân, binh chủng khác nhau, với nhiều đối tượng cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng…ở nhiều trình độ khác nhau, hoạt động với nhiệm vụ cụ thể cũng khác nhau, nhưng có sự thống nhất trong tổ chức biên chế của quân đội nên đội ngũ giáo viên, báo cáo viên được tổ chức chặt chẽ theo 03 nhóm:

Nhóm 1: Đội ngũ giáo viên, báo cáo viên: gồm những đồng chí có

trình độ pháp luật cơ bản, chuyên sâu, có năng lực và khả năng sư phạm (là giáo viên chuyên ngành luật tại các học viện, nhà trường trong quân đội, cán bộ pháp chế ngành tòa án, Viện kiểm sát, Điều tra hình sự, Bảo vệ an ninh, Thi hành án) nhóm này được tập hợp và tổ chức chủ yếu ở cấp sư đoàn và tương đương trở lên có nhiệm vụ biên soạn tài liệu để tập huấn cho nhóm 2 và trực tiếp lên lớp, báo cáo cho một số đối tượng là cán bộ ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhóm chủ thể này còn những hạn chế, đó là: đây chỉ là nhóm chủ thể giáo dục kiêm nhiệm, công việc chính của họ là giảng dạy trong các học viện, nhà trường, hoặc làm việc chuyên môn trong các cơ quan tư pháp, thời gian và trí tuệ, sức lực của họ dành nhiều cho lĩnh vực chuyên môn chính phải đảm nhiệm nên khi tham gia vào làm giáo viên, báo

cáo viên pháp luật theo những chủ đề của chương trình giáo dục pháp luật họ không có nhiều thời gian cũng như chưa chủ động đầu tư trí tuệ cho công việc này, vì thế chất lượng bài soạn, giáo án, chuẩn bị tài liệu sẽ bị hạn chế, làm ảnh hưởng tới chất lượng bài giảng.

Nhóm 2: Đội ngũ báo cáo viên là cán bộ chính trị: chủ yếu là cán bộ

tuyên huấn, chính ủy, chính trị viên các cấp. Nhóm này có ở tất cả các cấp trong quân đội, họ là những cán bộ làm công tác chính trị tư tưởng ở các cấp trong quân đội, trong đó có tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật. Tuy họ không có trình độ chuyên môn sâu về luật nhưng được Bộ Quốc phòng và nhóm 1 tập huấn hàng năm theo các chuyên đề phổ biến, giáo dục pháp luật nên có khả năng truyền đạt những nội dung phù hợp với đối tượng giáo dục pháp luật. Mặt mạnh của nhóm này là họ cùng sinh hoạt, học tập và cùng công tác với đối tượng giáo dục, nắm bắt được tư tưởng, tình cảm của từng đối tượng giáo dục nên hiệu quả giáo dục cao. Tuy nhiên, vì không được đào tạo cơ bản về chuyên ngành luật nên dù đã rất cố gắng tự nghiên cứu, tìm hiểu về pháp luật và được tập huấn hàng năm nhưng kiến thức pháp luật của họ vẫn còn hạn hẹp, đặc biệt là những tri thức mang tính chuyên ngành; hơn nữa, hệ thống pháp luật của Nhà nước ta chưa ổn định, pháp luật thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới nên khả năng cập nhật văn bản pháp luật của đội ngũ này thường không mang tính hệ thống. Mặt khác, đội ngũ cán bộ chính trị được đào tạo để làm những người chủ trì công tác Đảng, công tác chính trị chứ không phải là giáo viên chuyên trách nên khả năng và phương pháp sư phạm bị hạn chế, nhất là đối với hình thức lên lớp tập trung, khả năng truyền thụ tri thức pháp luật đến người học cũng bị ảnh hưởng. Do chức năng, nhiệm vụ được giao, họ phải tập trung vào công tác Đảng, công tác chính trị nên không đầu tư nhiều thời gian, trí tuệ cho việc chuẩn bị tài liệu, giáo án; bài giảng phục vụ cho giáo dục pháp luật đôi khi làm chỉ để đối phó hoặc cho đúng kế hoạch của trên mà không có sự chuẩn bị nghiêm túc do vậy chất lượng giáo dục cũng bị hạn chế.

Nhóm 3: Đội ngũ tuyên truyền viên, gồm cả cán bộ chính trị, quân sự,

hậu cần, kỹ thuật, cán bộ đoàn, hội viên của các tổ chức quần chúng…Nhóm này có ở tất cả các đơn vị, họ không phải là những người có trình độ chuyên môn về luật và không phải là những người chuyên làm công tác giáo dục nhưng họ là những cán bộ quản lý, chỉ huy và làm những công việc chuyên môn. Trong quá trình thực hiện chức trách và nhiệm vụ của mình, họ có nghĩa vụ phải tìm hiểu pháp luật và tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho bộ đội. Ưu điểm của nhóm này là những người rất gần gũi, cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt, học tập với bộ đội nên rất hiểu bộ đội. Vì vậy, hoạt động giáo dục của họ rất hiệu quả, bằng các hình thức tuyên truyền trực tiếp hoặc thông qua giao lưu, hội thao, hội thi… Trên thực tế, chất lượng giáo dục pháp luật của nhóm chủ thể này rất cao vì họ là lực lượng rất đông đảo trong quân đội, lại rất gần gũi bộ đội, cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt, học tập, công tác với đối tượng giáo dục nên có thể tiến hành giáo dục bất cứ lúc nào, với nhiều hình thức phong phú, sinh động, sát với thực tiễn và nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên do có suy nghĩ cho rằng giáo dục pháp luật là một bộ phận của giáo dục chính trị tư tưởng, thuộc trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chính trị, nhóm chủ thể này thường ỷ lại, đùn đẩy cho cán bộ chính trị, chưa xác định đúng giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ cấp dưới cũng là nhiệm vụ của tất cả các cán bộ, chỉ huy trong quân đội, họ không tích cực tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, rèn luyện phương pháp và chủ động tiến hành công tác phổ biến giáo dục pháp luật., làm công tác dân vận để lồng ghép nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực hiện có của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn nhiều điểm bất cập, chưa ngang tầm nhiệm vụ và đáp ứng được đòi hỏi mới của xã hội:

Đội ngũ giáo viên, báo cáo viên phổ biến, giáo dục pháp luật ở đơn vị cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra do chủ yếu là cán bộ kiêm chức, không chuyên sâu, năng lực, trình độ, nhất là khả năng giảng bài pháp

luật còn hạn chế. Có những đơn vị chỉ có duy nhất một giáo viên là cử nhân luật còn lại là cán bộ kiêm chức hoặc là giáo viên từ chuyên ngành khác được cử sang giảng dạy pháp luật.

Đa số những người làm công tác giáo dục pháp luật thường được đào tạo chuyên về pháp luật hoặc một chuyên ngành khác nhưng chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền và tổ chức công tác tuyên truyền pháp luật. Lực lượng làm công tác này tuy đông về số lượng nhưng lại phân tán, số người chuyên trách không nhiều, chủ yếu là những người làm kiêm nhiệm; tính chuyên nghiệp trong giáo dục pháp luật còn yếu.

Bên cạnh đó, thiếu một cơ chế đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch lâu dài nguồn nhân lực cho công tác giáo dục pháp luật; nguồn nhân lực đầu tư cho công tác này chưa tương xứng với yêu cầu, sự đầu tư của nhà nước chưa đáp ứng được thực tiễn công tác giáo dục pháp luật, chưa tạo ra cơ chế tốt để thu hút các nguồn lực xã hội tham gia công tác này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 86 - 92)