Giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay cần kết hợp với giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 151 - 153)

giáo dục đạo đức

Việc phổ cập các quy phạm pháp luật trong xã hội tác động rất lớn đến ý thức và hành vi hợp pháp của các cá nhân. Luật pháp muốn phát huy được hiệu lực, hiệu quả thì ngoài sức mạnh của công quyền, bằng sự cưỡng chế thì còn cần huy động cả sức mạnh của tư tưởng và của tinh thần, pháp luật phải được con người nhận thức như là vấn đề cần thiết và có cơ sở, phải tạo niềm tin và sự tôn trọng đối với pháp luật. Giáo dục đạo đức kết hợp với giáo dục pháp luật là điều kiện không thể thiếu được để hình thành hành vi hợp pháp và hợp đạo đức, hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật. Quan niệm của con người về pháp luật, về đạo đức chính là yếu tố quyết định hành vi của họ. Hiệu quả đấu tranh phòng chống các vi phạm pháp luật sẽ được nâng cao nếu như chúng ta quan tâm xây dựng môi trường xã hội - pháp lý cho những hành vi hợp pháp, hợp đạo đức và đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật. Nếu làm được như vậy, công tác giáo dục pháp luật sẽ có những bước phát triển mới.

Pháp luật chỉ có thể thực hiện được vai trò là phương tiện điều chỉnh hàng đầu nếu có sự hỗ trợ của các qui phạm xã hội khác, đặc biệt là đạo đức truyền thống và đạo đức tiến bộ. Nếu chỉ sống theo pháp luật thì không bao giờ có thể xây dựng được một xã hội có kỷ cương, trật tự, ổn định và phát triển bền vững. Hình như, đã trở thành một hiện tượng phổ biến, ngày nay, trước mỗi một việc làm, người ta thường bao giờ cũng đánh giá, bình xét cả về phương diện pháp lý và đạo đức: "Phù hợp hay là trái". Phải chăng đó cũng là những tín hiệu đáng mừng xét về mặt ý thức pháp luật và ý thức đạo đức, văn hóa pháp lý và văn hóa đạo đức?. Pháp luật có mối quan hệ mật thiết với các lại quy tắc xã hội khác như phong tục, tập quán. truyền thống, khi áp dụng pháp luật, muốn được công bằng và đầy đủ, cần phải được bổ sung bằng tục lệ, tập quán. Những năm gần đây, những quan điểm, chuẩn mực đạo đức truyền thống và đạo đức tiến bộ của nhân loại đã được chuyển hóa vào nội dung và hoạt động của áp dụng pháp luật…

Ngoài ra, khi đi dã ngoại, làm công tác "dân vận" cần kết hợp giáo dục pháp luật với các luật tục của đồng bào các dân tộc thiểu số (như ở Tây Nguyên hay vùng núi phía Bắc), hay kết hợp với hương ước, lệ làng để tạo nên sự gần gũi của pháp luật trong nhân dân, tạo được hiệu quả giáo dục cao hơn.

Đối với quân đội, với bản chất là "bộ đội cụ Hồ", nên một nội dung không thể thiếu đó là kết hợp giáo dục pháp luật với tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh trong việc giáo dục và chấp hành kỷ luật quân đội. Một trong những tư tưởng chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh là xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước, chế độ và gắn bó mật thiết với nhân dân, có kỷ luật nghiêm. Đây là tư tưởng xây dựng Quân đội của dân, do dân và vì dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu của Hồ Chí Minh và của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đã được chứng

Tổ quốc. Theo Hồ Chí Minh, Quân đội phải có kỷ luật, Nhà nước phải có Hiến pháp và pháp luật. Mọi quân nhân trong lực lượng vũ trang nói chung, trong Quân đội nhân dân nói riêng luôn phải hiểu và chấp hành nghiêm kỷ luật quân đội và pháp luật của Nhà nước, đó là tư tưởng, ý chí nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh với việc giáo dục chấp hành Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Quân đội thể hiện rõ ở những quan điểm về vai trò của điều lệnh, điều lệ, điều lệnh kỷ luật đối với tổ chức quân sự, bản chất của kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam, những chỉ dẫn mang tính định hướng về các biện pháp duy trì và tăng cường kỷ luật quân đội...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 151 - 153)