Trong quá trình đổi mới, nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp đã tham mưu cho Đảng và Nhà nước ta đề ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân. Đặc biệt là những năm gần đây, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được thực hiện theo các chương trình, kế hoạch cụ thể được chính phủ phê duyệt. Ngày 17/01/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2003- 2007. Để tiếp tục đưa công tác phổ biến giáo dục pháp luật lên một tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, ngày 09/12/2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 32/CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, thể hiện quyết tâm của Đảng và
Nhà nước, toàn dân ta trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Để triển khai thực hiện chỉ thị này, Chính phủ ban hành Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 2004 phê duyệt chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010; Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện chỉ thị số 32- CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 và Quyết định số 270/QĐ-TTg ngày 27/02/2009 phê duyệt Đề án: "Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước". Đây là những văn bản pháp luật có ý nghĩa quan trọng, khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật, làm chuyển biến nhận thức, từng bước nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, quản lý xã hội bằng pháp luật trong thời kỳ đổi mới. Đây cũng là chương trình hành động của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
Căn cứ vào nghị định số 41/CP ngày 05/7/1996 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Quốc phòng; căn cứ vào Chỉ thị số 02/1998/CP-TTg và Quyết định số 03/QĐ-TTg ngày 07/01/1998 của thủ tướng Chính phủ và để triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong quân đội, ngày 15/4/1998 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ra
tác phổ biến giáo dục pháp luật Bộ Quốc phòng, Quyết định này đã quy định nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể về xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Hội đồng.
Để thực hiện Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg và Quyết định số 03/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng còn ra chỉ thị 785/1998/CT-BQP ngày 26/6/1998 về việc triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong quân đội và Quốc phòng từ năm 1998 đến 2002.
Căn cứ vào Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007(ban hành kèm theo Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ), Bộ Quốc phòng cũng đã ra chỉ thị số 21/2003/CT-BQP về việc triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong quân đội và dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên từ năm 2003 đến năm 2007 với mục tiêu cơ bản là: Phổ cập kiến thức cơ bản về pháp luật và phổ biến kịp thời, đầy đủ những nội dung pháp luật có liên quan đến học tập, công tác và cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cán bộ, công chức quốc phòng, công nhân viên quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ và dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên trong thời gian tập trung huấn luyện nhằm bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật cho mỗi người, xây dựng ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; góp phần đấu tranh phòng ngừa và chống các hành vi vi phạm pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của quân đội, phục vụ sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Căn cứ vào Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 03 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012. Bộ Quốc phòng đã ra Chỉ thị số 63/2008/CT- BQP ngày 22/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân và lực lượng Dự bị
động viên, Dân quân tự vệ từ năm 2008 đến năm 2012 với mục tiêu cụ thể như sau:
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp hạ sĩ quan - binh sĩ, công nhân viên chức, lao động quốc phòng (cán bộ, chiến sĩ), lực lượng Dự bị động viên và Dân quân tự vệ; đổi mới phương thức tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật; tuyên truyền thường xuyên, kịp thời nội dung pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn hoạt động; tổ chức có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong toàn quân, góp phần thực hiện nếp sống chính quy, đúng điều lệnh kỷ luật của Quân đội và pháp luật của Nhà nước. Tiếp tục hoàn thiện chương trình đào tạo pháp luật trong các học viện, nhà trường quân đội; phát huy năng lực, trách nhiệm của các cơ quan chức năng, cơ quan báo chí, cơ quan pháp luật và pháp chế Bộ Quốc phòng; nâng cao trách nhiệm người quản lý, chỉ huy các cấp và vai trò của các tổ chức quần chúng trong việc thường xuyên phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho 100% cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội nhân dân, lực lượng Dự bị động viên, Dân quân tự vệ được trang bị kiến thức pháp luật về an ninh, quốc phòng và các quy định pháp luật khác liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ.
Ngoài ra, Bộ Quốc phòng còn ban hành một số văn bản pháp luật như: Hướng dẫn số 892/HD-CT ngày 05 tháng 9 năm 2006 của Tổng cục Chính trị về xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật, ngăn sách pháp luật trong các đơn vị quân đội; Kế hoạch số 716/BQP-KH ngày 29 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2008; Hướng dẫn số 586/HD-CT ngày 21 tháng 9 năm 1999 của Tổng cục Chính trị về việc thực hiện quy chế báo cáo viên pháp luật trong Quân đội; Thông tư số 121/2004/TT-BQP ngày 11 tháng 9 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn chi trả chế độ nhuận bút trong các cơ quan, đơn vị văn hóa, nghệ thuật, báo chí, xuất bản quân đội; Chỉ thị số 04/CT-BQP về việc triển khai "ngày pháp luật" trong quân đội.
Với cơ sở pháp lý trên, trong những năm qua, công tác giáo dục pháp luật trong quân đội đã từng bước đi vào nền nếp, góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho mỗi cán bộ, chiến sĩ, giúp họ có thói quen kỷ luật tự giác, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, đáp ứng việc tăng cường quản lý bộ đội bằng pháp luật.
Chương 2