Giáo dục pháp luật góp phần quan trọng trong bồi dƣỡng nhân cách cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 69 - 71)

cách cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam

Giáo dục pháp luật cho đối tượng nào thì cũng phải đạt đến một yêu cầu là bồi dưỡng nhân cách mà biểu hiện tập trung là "sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật". Người cán bộ, chiến sĩ trong quân đội cũng vậy, vừa phải có trách nhiệm thi hành pháp luật trong thực hiện chức trách nhiệm vụ

của mình, vừa phải hướng dẫn, giải thích pháp luật trong cả giao tiếp cá nhân, ứng xử các quan hệ xã hội, không chỉ trong hoạt động của tập thể đơn vị mà cả khi cán bộ, chiến sĩ làm công tác xa đơn vị. Bộ đội cụ Hồ có bản chất là gần dân và thân dân vì thế đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ trong quân đội phải rèn luyện cho mình một phẩm chất công minh, chính trực, có khả năng thuyết phục giáo dục cao.

Giáo dục pháp luật không chỉ tạo ra cho họ thói quen xử sự "sống và là việc theo hiến pháp và pháp luật" mà còn thông qua pháp luật tác động đến việc ổn định các phẩm chất nhân cách về chính trị, đạo đức, lối sống. Ngay khi bước vào môi trường quân đội, đã định hình nhân cách quân nhân theo hướng "trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng" [38, tr. 350]. Nhưng do đặc điểm về tuổi đời, kinh nghiệm xã hội, tình hình kinh tế, chính trị trong nước và trên thế giới có nhiều biến động có thể bị dao động về chính trị, bị tác động xấu về đạo đức, lối sống thì việc giáo dục pháp luật là một nội dung vô cùng quan trọng. Phải có những hiểu biết về pháp luật cơ bản thì mới có được những hành vi hợp pháp. Trong sự tương tác lẫn nhau giữa các nội dung giáo dục để rèn luyện họ thì giáo dục pháp luật tác động đến các phẩm chất nhân cách chính trị, đạo đức, lối sống bằng thực hiện những quy phạm pháp lý. Cụ thể là ý thức đặt lợi ích của tổ quốc, chế độ, Đảng, nhân dân lên trên lợi ích địa phương, đơn vị, gia đình, cá nhân trong giải quyết mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ; tư tưởng lấy dân làm gốc, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, tư tưởng tương thân tương ái trong đời sống cộng đồng; tư tưởng trọng lẽ phải và đạo lý làm người… thông qua việc thực hiện tốt các quy phạm pháp luật sẽ khắc sâu vào tâm trí của họ khiến nó trở thành thói quen hành động, xử sự đúng pháp luật từ đó có niềm tin bền vững vào pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 69 - 71)