TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG QUÂN ĐỘ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 148 - 150)

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG QUÂN ĐỘI

Trong những năm qua, lãnh đạo bộ và các đơn vị trong toàn quân đã làm rất tốt công tác chỉ đạo, phối hợp thực hiện công tác giáo dục pháp luật. Tuy nhiên, để công tác này đạt hiệu quả cao hơn cần phải tiếp tục làm tốt hơn nữa những vấn đề sau:

Tích cực triển khai thực hiện các chỉ thị, quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về công tác giáo dục pháp luật trong toàn quân. Thành lập các Hội đồng phối hợp thực hiện giáo dục pháp luật ở các đơn vị với cơ cấu hợp lý, qui định cụ thể công việc cho mỗi thành viên trong Hội đồng và sắp xếp thời gian cho hội đồng đó thực hiện nền nếp và hiệu quả. Tránh việc các thành viên trong hội đồng chủ yếu là kiêm nhiệm trong những năm trước, phân công

phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời gian nhất định. Thực hiện xong nhiệm vụ, lại trở về công việc chuyên môn. Tập trung rút kinh nghiệm và xác định, phân biệt rõ nhiệm vụ của các Hội đồng với các cơ quan chức năng khác như cơ quan chính trị, cơ quan tham mưu, cơ quan pháp chế…

Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra hoạt động giáo dục pháp luật ở các đơn vị. Bất kỳ một hoạt động nào nếu thiếu sự kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thì chất lượng, hiệu quả đạt được sẽ không cao. Những năm gần đây, chương trình học tập tại chức cho quân nhân và các đối tượng khác đã được xác định cụ thể, nhưng kết quả đạt được thế nào trong thực tế thì chưa được kiểm tra, đánh giá cụ thể. Chủ yếu vẫn dựa vào kết quả báo cáo của các đơn vị trong toàn quân. Vậy nên, cần đưa việc kiểm tra pháp luật vào nội dung kiểm tra chính trị hàng năm, hàng quí đối với quân nhân, lấy đó là một trong những nội dung thi đua của các đơn vị. Khen thưởng, động viên kịp thời đối với tổ chức, cá nhân có thành tích. Đồng thời, cần phê bình, kiểm điểm và có những hình thức xử lý phù hợp đối với những tổ chức, cá nhân thiếu cố gắng, thực hiện chưa tốt công tác này.

Tích cực đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.Cần đảm bảo cho công tác này nguồn ngân sách riêng cố định, độc lập hàng năm để hoạt động. Ngoài ra, có thể huy động sự tham gia đóng góp tự nguyện của các cơ quan, doanh nghiệp trong quân đội cho hoạt động giáo dục pháp luật này.

Cần khẩn trương nghiên cứu xây dựng chế độ hỗ trợ cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong quân đội để động viên lòng nhiệt tình, yêu nghề của đội ngũ này và giúp cho họ yên tâm công tác.

Một biện pháp bảo đảm mà cá nhân tôi xét thấy là cần thiết và xin phép được nêu ra đó là cần phải có mức lương cao hơn. Để mỗi quân nhân thực sự chuyên tâm công tác và giành hết tâm huyết với nghề thì phải yên tâm với mức thu nhập của mình, môi trường quân đội không giống các ngành nghề khác đòi

hỏi giờ giấc hành chính nghiêm ngặt, mức độ tập trung quân số cao, hầu hết là xa gia đình. Nên không có khả năng làm ngoài để tăng thêm thu nhập như những môi trường công tác khác. Lương phải cao để bản thân họ và gia đình yên tâm đủ sống bằng đồng lương như vậy mới tạo ra được hậu phương và tiền tuyến vững chắc. Công tác giáo dục pháp luật nhờ thế mới phát huy hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 148 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)