Về đổi mới nội dung giảng dạy pháp luật trong các nhà trƣờng quân độ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 140 - 143)

chương trình riêng của quân đội có thời lượng phát sóng không nhiều, số trang của báo Quân đội nhân dân phát hành ít hơn so với báo khác nên cần bám sát đời sống pháp luật của xã hội nói chung và quân đội nói riêng để kịp thời có những chương trình, bài báo, thông tin kịp thời đến người các đối tượng giúp họ có những hiểu biết kịp thời về các văn bản pháp luật được ban hành hoặc có được nhận thức đúng đắn về các sự kiện pháp lý xảy ra trong xã hội. Tiếp theo, nội dung giáo dục pháp luật cần mang tính phổ thông, dễ hiểu, dễ tiếp thu cho mọi đối tượng khán giả, thính giả và độc giả. Tránh việc đọc, viết nguyên văn các quy định của luật, nghị định… mà nên đưa vào những ngữ cảnh cụ thể, tình huống cụ thể trong đời sống như vậy chương trình này mới phát huy được hiệu quả.

3.3.2. Về đổi mới nội dung giảng dạy pháp luật trong các nhà trƣờng quân đội quân đội

Việc đổi mới nội dung giảng dạy pháp luật trong các nhà trường quân đội chính là việc đổi mới nội dung giảng dạy môn học Nhà nước và pháp luật trong các học viện, nhà trường trong quân đội.

Môn Nhà nước và pháp luật ở các học viện, trường sĩ quan quân đội là môn học nằm trong hệ thống môn giáo dục đại cương cho tất cả các đối tượng học viên nhằm trang bị cho người học những trị thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật, có khả năng quản lý bộ đội bằng pháp luật. Giảng dạy về Nhà nước và pháp luật trong các nhà trường là một hình thức, biện pháp quan trọng đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội. Để "tăng cường giáo dục pháp luật, điều lệnh, điều lệ của Quân đội", "kiên quyết làm chuyển biến tình hình kỷ luật quân đội" cần phải nâng cao chất lượng giảng dạy môn Nhà nước và pháp luật trong các học viện, nhà trường Quân đội. Nghiên cứu thực tế giảng dạy môn học này ở một số nhà trường Quân đội, tôi thấy thời gian tới cần giải quyết tốt một số vấn đề sau:

Một là, cần xây dựng nhận thức đúng đắn về vai trò môn học Nhà

nước và pháp luật đối với việc thực hiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo và với công tác phổ biến, giáo dục, thực hiện pháp luật trong Quân đội.

Trước hết, cần thấy rằng việc đưa môn học Nhà nước và pháp luật vào nội dung chương trình đào tạo là xuất phát từ chính mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường. Với tư cách là một công dân, một quân nhân, thì bản thân họ cần được trang bị những tri thức cơ bản về nhà nước và pháp luật, có thái độ, tình cảm pháp luật đúng đắn, có thói quen sống và làm việc theo pháp luật; với tư cách là người cán bộ quản lý, chỉ huy trong tương lai họ cần có những tri thức và kỹ năng để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, quản lý bộ đội bằng pháp luật, theo đúng điều lệnh, điều lệ quy định của Quân đội, động viên mọi quân nhân trong đơn vị tích cực tham gia vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ bộ máy nhà nước, bảo vệ trật tự pháp luật. Do đó, chất lượng giảng dạy môn Nhà nước và pháp luật trong các nhà trường quân đội không chỉ ảnh hưởng

trực tiếp đến việc thực hiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo, lối sống, hiệu quả hoạt động, công tác của đội ngũ cán bộ, sĩ quan mà còn ảnh hưởng quan trọng đến việc giáo dục, chấp hành pháp luật nhà nước, kỷ luật quân đội, phòng chống các vi phạm pháp luật trong toàn quân. Xây dựng nhận thức đúng đắn về môn học phải được tiến hành với tất cả các đối tượng, người dạy, người học, cơ quan quản lý và các đối tượng khác có liên quan.

Hai là, tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình, hình thức, phương

pháp giảng dạy môn Nhà nước và pháp luật.

Việc xây dựng nội dung, chương trình giảng dạy môn Nhà nước và pháp luật phải bảo đảm tính cơ bản, khoa học, hiện đại, phù hợp với yêu cầu đào tạo của Quân đội, đồng thời phải cụ thể, thiết thực, phù hợp tối ưu với từng đối tượng đào tạo của mỗi nhà trường, mỗi cấp học, bậc học. Phấn đấu để "sĩ quan, học viên các học viện, nhà trường Quân đội nắm vững những vấn đề cơ bản của lý luận về nhà nước và pháp luật; các văn bản pháp luật về quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính, kinh tế - xã hội liên quan đến vị trí công tác sẽ đảm nhiệm". Thường xuyên xem xét, điều chỉnh nội dung môn học cũng như từng bài giảng bảo đảm tính khoa học, tính thực tiễn, tính hướng dẫn nghề nghiệp.

Là môn học có nhiều khái niệm mới, đặc thù khó hiểu, khó nhớ, đồng thời lại có những quy định cụ thể, chặt chẽ, dễ hiểu cho nên cần vận dụng phương pháp linh hoạt cho phù hợp với từng nội dung. Theo tôi, những khái niệm cần được tập trung trình bày một cách hệ thống, phân tích cặn kẽ bằng bài giảng trên lớp, những quy định cụ thể chỉ cần định hướng nghiên cứu và giới thiệu tài liệu để học viên tự học, tự nghiên cứu. Một trong những hình thức giảng dạy pháp luật được đánh giá cao hiện nay là làm bài tập thực hành tình huống pháp lý, ưu thế của hình thức này giúp người học thấy rõ tính thiết thực của tri thức nhà nước và pháp luật trong cuộc sống, biết vận dụng tri thức pháp luật để giải quyết những vấn đề thực tế công tác, hấp dẫn, lôi cuốn người học chủ động chiếm lĩnh tri thức pháp luật. Vì vậy, cần tăng thời gian làm bài

tập thực hành, đầu tư xây dựng hệ thống bài tập từ những tình huống điển hình trong thực tiễn đời sống pháp lý, thực tiễn thực hành chức trách.

Để thực hiện "học đi đôi với hành", chuyển hóa tri thức pháp luật thành tình cảm, thái độ đúng đắn, rèn luyện nề nếp, thói quen chấp hành pháp luật cần kết hợp chặt chẽ giữa giảng dạy về nhà nước và pháp luật với tăng cường các hoạt động giáo dục pháp luật ngoại khóa, giữa giảng dạy của giáo viên với hoạt động quản lý, duy trì kỷ luật của đội ngũ cán bộ quản lý, xây dựng môi trường văn hóa pháp luật trong nhà trường quân sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 140 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)