Giải quyết tranh chấp giữa các bên trong hợp đồng góp vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng góp vốn trong dự án đầu tư Bất động sản ở Việt Nam (Trang 39 - 41)

1.2. Hợp đồng góp vốn trong dự án đầu tư bất động sản

1.2.7. Giải quyết tranh chấp giữa các bên trong hợp đồng góp vốn

Tranh chấp về hợp đồng góp vốn là tranh chấp phát sinh từ việc hai bên đã giao kết và trong quá trình thực hiện HĐGV đó trên thực tế nảy sinh những bất đồng hoặc do một trong hai bên vi phạm hợp đồng đó.

Khi có tranh chấp phát sinh thì các bên sẽ căn cứ vào các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng để giải quyết tranh chấp. Các bên có thể áp dụng một trong các phương pháp dưới đây:

Một là, các chủ thể giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng

Đây là phương pháp mà các bên tranh chấp có thể thỏa thuận thương lượng với nhau về việc giải quyết những bất đồng quan điểm ngay trong quá trình ký kết hay thực thi các điều khoản trong hợp đồng. Bản chất của phương pháp này là hai bên tự nguyện, thiện chí, đàm phán với nhau, tiến đến thống nhất các điều khoản trong hợp đồng trên cơ sở đảm bảo quyền và lợi ích của các bên. Trên thực tế, đây là phương pháp đầu tiên và cũng là phương pháp

phổ biến nhất mà các bên giao kết hợp đồng thực hiện khi có tranh chấp xảy ra do với hình thức giải quyết này có thể giữ kín được các thông tin về mâu thuẫn hay tranh chấp nảy sinh giữa các bên.

Hai là, các chủ thể giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa giải

Giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa giải về bản chất cũng giống như phương pháp thương lượng. Tuy nhiên, phương pháp hòa giải được sử dụng khi các bên không thể tự mình tìm được tiếng nói chung mà cần phải có bên thứ ba có uy tín đối với các bên tranh chấp đứng ra làm trung gian để giải quyết.

Ba là, các chủ thể giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Khác với hai phương pháp giải quyết tranh chấp trên thì phương pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài bắt buộc các bên phải thỏa thuận trong hợp đồng. Khi xảy ra tranh chấp các bên có thể đưa ra giải quyết trước các tổ chức trọng tài đã được thỏa thuận trước đó trong hợp đồng. Về bản chất, các tổ chức trọng tài đóng vai trò như những tòa án trong việc giải quyết tranh chấp. Với phương pháp giải quyết tranh chấp này cho phép các bên tham gia có thể giữ bí mật đối với những thông tin của vụ việc.

Bốn là, các chủ thể giải quyết tranh chấp thông qua khởi kiện tại tòa án HĐGV trong dự án đầu tư BĐS là một loại hợp đồng dân sự nên khi xảy ra tranh chấp mà các bên không thể giải quyết bằng phương pháp thương lượng, hòa giải, trọng tài thì các bên có thể đưa vấn đề tranh chấp ra tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết. Tuy nhiên, với phương pháp giải quyết này thì mọi thông tin về vụ việc sẽ không được giữ kín mà sẽ được công khai trên tất cả phương tiện thông tin đại chúng và nó sẽ phần nào ảnh hưởng đến uy tín của các bên xảy ra tranh chấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng góp vốn trong dự án đầu tư Bất động sản ở Việt Nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)