tranh chấp quyền sử dụng đất
Tranh chấp QSDĐ là một trong những tranh chấp phổ biến và đặc trưng nhất trong các loại tranh chấp dân sự. Để tìm ra được những kỹ năng giúp các bên tranh chấp có thể đi đến thương lượng trong quan hệ tranh chấp của mình thì hòa giải được coi là một trong những phương pháp tiện lợi nhất. Do vậy, bên cạnh những đặc điểm chung về hòa giải trong tranh chấp dân sự thì hòa giải trong trong tranh chấp QSDĐ còn có những đặc trưng riêng như đối tượng của tranh chấp gắn liền với QSĐĐ nên việc hòa giải thường phải do cơ sở hoặc Tòa án nơi có tài sản tranh chấp tiến hành; đối tượng của tranh chấp có thể trải qua nhiều biến động theo thời gian với các chính sách của pháp luật khác nhau. Do đó, nội dung của các tranh chấp thường phức tạp hơn đòi hỏi những người tham gia hòa giải phải nắm chắc các quy định của pháp luật trong từng thời kỳ, nắm rõ nguồn gốc, quá trình sử dụng của những có mối quan hệ tranh chấp.
- Việc hòa giải được tiến hành tại địa bàn nơi có đất tranh chấp:
Tranh chấp QSDĐ có đối tượng là chủ sở hữu về QSDĐ nên việc hòa giải phải được tiến hành tại nơi có tài sản tranh chấp. Nhằm xác định đúng đắn vị trí, quyền và lợi ích của chủ sở hữu đất đai đang xảy ra tranh chấp cũng như xác định được các phong tục, tập quán, của địa phương nơi xảy ra tranh chấp. Như vậy, việc hòa giải mới có thể dễ dàng được tiếp hành, giúp cho người trực tiếp tiến hành vào hòa giải có thể xác định và giải quyết được mối quan hệ tranh chấp bằng phương pháp hòa giải được thành công. Đặc biệt
phương pháp hòa giải tranh chấp tranhđược coi là một thủ tục quan trọng và đầu tiên bắt buộc các bên phải thực hiện khi thực hiện các giai đoạn giải quyết tranh chấp tiếp theo như ở Tòa án và ở UBND hành chính các cấp.
- Việc hòa giải tranh chấp QSDĐ phải do các chủ thể am hiểu pháp luật đất đai, nắm vững nguồn gốc và quá trình sử dụng đất, nguyên nhân tranh chấp giữa các bên.
Tranh chấp QSDĐ là một loại tranh chấp về tài sản có giá trị lớn, lợi ích và quyền sử dụng có thể được dịch chuyển qua nhiều chủ thể, có nguồn gốc và độ phức tạp cao nên mức độ tranh chấp thường quyết liệt và gay gắt. Do vậy, chủ thể người thứ ba khi tham gia vào công tác hòa giải phải là người nắm chắc các quy định của pháp luật về Luật Đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai của địa phương mình; bản sắc dân tộc, phong tục, tập quán địa phương; cùng những quy định về các ngành Luật khác có liên quan; tìm hiểu kỹ lưỡng quá trình hình thành hay còn gọi là nguồn gốc, xuất xứ của đất đang xảy ra tranh chấp; tìm ra được nguyên nhân dẫn đến xung đột trong quan hệ về đất đai.
- Chủ thể tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai có thể là tổ hòa giải, UBND hoặc Tòa án.
Tranh chấp QSDĐ luôn có một mối quan hệ như trong cùng một dòng họ, huyết thống, hoặc những người dân trong địa phương với nhau nên việc hòa giải có đạt được kết quả hòa giải hay không còn tùy thuộc vào việc hòa giải sẽ được thực hiện ở chính quyền của địa phương hay trao cho cộng đồng hoặc cơ quan tư pháp. Đây là một vấn đề quan trọng và cần thiết phải được thiết lập một cơ chế chuyển hóa giữa kết quả hòa giải cơ sở, chính quyền.
Khi tranh chấp phát sinh, cách thức xử lý đầu tiên mà các bên phải sử dụng là tự hòa giải hay còn gọi là thỏa thuận. Bản chất đây chính là việc các bên tranh chấp tiến hành gặp gỡ, trao đổi, thỏa thuận với nhau để đạt được một tiếng nói chung. Nhằm xóa bỏ được sự bất đồng, xung đột về lợi ích để
giải quyết ổn thỏa nội dung quan hệ tranh chấp. Đặc điểm của hình thức này là chưa có sự tham gia của người thứ ba nên bản chất của việc tự hòa giải nó chỉ mang tính chất nội bộ giữa các chủ thể trong cùng một mối quan hệ tranh chấp. Nhà nước cũng không có sự can thiệp nào ở giai đoạn này. Chính vì vậy, hòa giải chỉ thành công khi các bên thực sự có thiện chí, thông cảm và tôn trọng lẫn nhau, để cùng tìm ra phương pháp giải quyết mâu thuẫn của quan hệ tranh chấp. Đây chính là hình thức để phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái, xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân sư, đảm bảo cho các hình thức giải quyết tranh chấp khác phát huy hiệu quả và giảm tải cho các cơ quan có thẩm quyền. Do vậy, phương pháp hòa giải được coi là một phương pháp luôn được Nhà nước khuyến khích thực hiện. Nếu các bên không tự thỏa thuận được thì việc giải quyết tranh chấp đất đai có thể được thực hiện thông qua hòa giải ở tổ hòa giải ở cơ sở.
Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định: Đây được coi là một hình thức của đại diện cộng đồng dân cư, theo đó hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp đạt được mong đợi, tự nguyện giải quyết với nhau những tranh chấp nhằm phát huy tình cảm, đạo lý tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng. Hình thức này được thực hiện thông qua hoạt động của tổ hòa giải, mà tổ hòa giải là một tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở cơ sở để hoạt động hòa giải theo quy định của pháp luật. Bằng sự tham gia của tổ chức xã hội và được Nhà nước tạo điều kiện, khuyến khích thực hiện nhằm bảo đảm phát huy tối đa ưu thế của hoạt động này để đạt được một kết quả cao nhất.
Hòa giải của UBND xã, phường, thị trấn: Trong trường hợp các bên tranh chấp không thể tự hòa giải được ở cấp cơ sở thì có thể yêu cầu UBND xã, phường, thị trấn tiến hành hòa giải. Đây là hình thức hòa giải do chính quyền cơ sở thực hiện nhằm nhanh chóng giải quyết những bất đồng trong nội bộ
nhân dân về đất đai trên địa bàn quản lý của mình. Tuy nhiên kết quả hòa giải thành này không có giá trị pháp lý như một phán quyết của cơ quan tư pháp.
Hòa giải tranh chấp đất đai do UBND xã, phường, thị trấn tiến hành hòa giải trong một số trường hợp được coi là giai đoạn tiền đề để giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan hành chính nhà nước hoặc TAND có thẩm quyền.
Đặc trưng pháp lý của việc hòa giải tại các UBND xã, phường, thị trấn để thể hiện ở những nội dung như sau:
- Hòa giải tranh chấp QSDĐ tại UBND xã, phường, thị trấn là điều kiện để Tòa án có thẩm quyền xem xét, thụ lý, giải quyết các tranh chấp về đất đai.
- Giá trị pháp lý của việc hòa giải các tranh chấp này phải được sự công nhận của các cơ quan, Nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với kết quả hòa giải tranh chấp. Đặc biệt đối với những trường hợp như hòa giải thành mà có sự thay đổi về ranh giới, chủ sử dụng đất thì tại UBND xã, phường, thị trấn gửi biên bản hòa giải đến Phòng TN&MT; Sở TN&MT để các cơ quan cùng cấp này tiến hành các bước tiếp theo để công nhận sự thay đổi về ranh giới cũng như chủ sở hữu và cấp lại GCNQSDĐ.
Để bảo đảm được việc giải quyết các tranh chấp QSDĐ này được thực hiện theo đúng quy trình và thủ tục tại các cấp UBND xã, phường, thị trấn, thì những người trực tiếp tham gia đóng vai trò làm trung gian hòa giải này cần phải nắm chắc và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật; giúp đỡ và hướng dẫn các bên có mối quan hệ tranh chấp đạt được kết quả của việc thỏa thuận tốt nhất.
Bên cạnh đó, chúng ta cần coi trọng việc tổ chức hòa giải của UBND xã, phường, thị trấn là một cấp giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai như là một cơ quan tham gia tố tụng đặc biệt. Làm cho việc hòa giải tránh bị coi nhẹ trách nhiệm của các cơ quan này. Cần nâng cao trách nhiệm cũng như nhiệm vụ trong công việc đối với nhiệm vụ và chức năng của việc hòa giải của UBND để đạt được một kết quả như mong muốn
Đối với hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất còn được coi là một thủ tục tố tụng bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án.
Hòa giải được coi là thủ tục tố tụng bắt buộc của Tòa án. Theo quy định tại Chương II Những nguyên tắc cơ bản của BLTTDS có quy định: "Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự". Như vậy, hòa giải là trách nhiệm của Tòa án nhằm giúp đỡ các đương sự có thể thỏa thuận với nhau về tranh chấp của mình [30, Điều 10].
Theo BLTTDS hiện hành thì hòa giải là bước bắt buộc của việc giải quyết các tranh chấp nói chung cũng như tranh chấp về QSDĐ nói riêng của Tòa án trước khi mở phiên tòa sơ thẩm. Nhằm đảm bảo cho đương sự có quyền được tham gia thỏa thuận, và tự định đoạt của mình. Thực hiện phương pháp hòa giải cũng là việc thực hiện tối đa cơ hội rút ngắn quá trình tố tụng, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử, thể hiện trách nhiệm của nhà trường trong việc bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc trong việc củng cố tình tương thân, tương ái, giữ gìn khối đoàn kết cộng đồng.
Tòa án là cơ quan đại diện của nhà nước thực thi pháp luật. Chính vì vậy, mà việc tham gia hòa giải của Tòa án đã khẳng định được vị trí, cũng như vai trò trung gian của mình. Đặc điểm này giúp cho chúng ta có thể phân biệt hòa giải trong tố tụng dân sự với hòa giải ngoài tố tụng dân sự và trong các trường hợp các đương sự tự hòa giải, cụ thể là:
+ Trong tố tụng dân sự hòa giải do Tòa án chủ động tổ chức và trực tiếp tham gia và tổ chức cùng với phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận và công khai chứng cứ với hòa giải; với vai trò giải thích, động viên các đương sự tự thỏa thuận với nhau. Còn hòa giải ngoài tố tụng dân sự là việc hòa giải không có sự tham gia của Tòa án mà do một chủ thể khác đại diện như UBND, tổ hòa giải cơ sở thực hiện; hòa giải do Tòa án tiến hành cũng
khác trường hợp đương sự tự thỏa thuận. Trường hợp đương sự tự thỏa thuận là việc các bên chủ động thương lượng và thỏa thuận với nhau mà không có sự tham gia của Tòa án.
+ Kết quả hòa giải được Thẩm phán lập thành biên bản, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về toàn bộ nội dung vụ án thì Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Còn trong trường hợp các bên tự hòa giải và không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết thì Tòa án có thể ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Hòa giải tranh chấp QSDĐ được tiến hành trên cơ sở tôn trọng quyền định đoạt của các đương sự có tranh chấp.
Mặc dù hòa giải tranh chấp QSDĐ do tổ hòa giải hoặc chính quyền cơ sở hoặc Tòa án tiến hành nhưng về bản chất thì hòa giải được coi là một phương pháp, trình tự tiến hành của một chủ thể đại diện cơ quan, tổ chức tham gia giải quyết mâu thuẫn giữa các đương sự với nhau. Giúp các đương sự đi đến thỏa thuận, thương lượng về quan hệ tranh chấp của mình; hiểu được vấn đề cần giải quyết, quyền và lợi ích của các đương sự trong nội dung vụ việc đang tranh chấp của mình.