Kiến nghị về kỹ năng của hòa giải viên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kỹ năng hòa giải các tranh chấp về quyền sử dụng đất ở Việt Nam (Trang 100 - 107)

- Các bước tiến hành hòa giả

b. Các bước tiến hành hòa giải Bước 1: Chuẩn bị hòa giải:

3.4.3. Kiến nghị về kỹ năng của hòa giải viên

Trong thời gian qua, bên cạnh những kết quả mà công tác hòa giải ở cơ sở đạt được, vẫn còn một số hạn chế, tồn tại và ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động hòa giải cơ sở. Dưới đây là một số kiến nghị về kỹ năng của hòa giải viên trong việc tiễn hành áp dụng luật hòa giải cơ sở vào công tác hòa giải tranh chấp QSDĐ trong thời gian qua:

Thứ nhất, kỹ năng áp dụng pháp luật: Trong một số trường hợp, do một số hòa giải viên khi được bầu ra không nắm chắc các quy định của pháp luật mà vẫn tiến hành hòa giải những vụ việc không thuộc phạm hòa giải ở cơ sở như những hành vi vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật. Đã vượt quá thẩm quyền giải quyết của mình như: Một số hòa giải viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khi tiến hành hòa giải vẫn áp dụng các hủ tục lạc hậu. Điều này đã làm ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả của hoạt động hòa giải ở cơ sở, đến tính nghiêm minh của pháp luật mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của các hòa giải viên, cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các bên mâu thuẫn, tranh chấp.

Thứ hai, kỹ năng điều hành phiên hòa giải. Theo quy định của pháp luật thì tiêu chuẩn của hòa giải viên là những người có phẩm chất và uy tín,... Trong thực tế, đối với những người có kiến thức, trình độ thì lại thường là những người đã về hưu và tham gia vào tổ hòa giải. Xét về sức khỏe một phần đã bị hạn chế; còn đối với những người trẻ, có khả năng tham gia cũng như đảm bảo về sức khỏe, tinh thần thì lại còn thiếu về mặt kiến thức. Vì vậy, cần có những giải pháp như: Mở rộng quy định về phạm vi người tham gia tổ hòa giải vẫn còn đang nắm giữ, học tập, làm việc tại các cơ sở, còn đảm bảo về mặt kiến thức cũng như sức khỏe, khả năng giao tiếp, vận dụng kỹ năng mềm. Để có thể điều hành phiên hòa giải có sức thuyết phục cao nhất đối với các đương sự đang có mâu thuẫn tranh chấp xảy ra. Nhằm tìm ra hướng giải quyết hiệu quả nhất.

Thứ ba, phân loại hòa giải viên theo định kỳ, thường xuyên, hàng năm rà soát, củng cố kiện toàn đội ngũ hòa giải viên bảo đảm đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định. Công tác hòa giải ở cơ sở cần được tăng cường hơn nữa ở khu vực miền núi, vùng biên giới, hải đảo, dân tộc thiểu số: Hiện nay số lượng có trình độ hiểu biết pháp luật của đội ngũ hòa giải viên còn rất hạn chế, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu. Ở một số tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, do địa bàn rộng, đi lại khó khăn, dân cư phân bố rải rác, khí hậu khắc nghiệt, trong khi số lượng tổ hòa giải không nhiều, lực lượng hòa giải viên lại mỏng dẫn đến hoạt động của các tổ hòa giải gặp nhiều khó khăn. Nhiều nơi điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật còn hạn chế, còn tồn tại các hủ tục lạc hậu, nên việc thuyết phục người dân giải quyết tranh chấp phù hợp với quy định của pháp luật gặp không ít khó khăn; hoặc do những bất đồng về ngôn ngữ... Nhiều hòa giải viên ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu hòa giải theo kinh nghiệm sống, theo luật tục và gần như không biết vận dụng pháp luật để giải quyết các tình huống cụ thể. Hoạt động hòa giải ở cơ sở chủ yếu vẫn dựa trên uy tín, kinh nghiệm sống và kiến thức hiểu biết xã hội của hòa giải viên mà chưa dựa trên quy định của pháp luật. Một số trường hợp, do hòa giải viên không nắm vững các quy định của pháp luật nên vẫn tiến hành hòa giải những vụ việc không thuộc phạm vi hòa giải như hành vi vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị xử lý về mặt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, làm ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật.

Thứ tư, tăng cường bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải trong đó có kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội ngũ hòa giải viên: Trong tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua hòa giải ở cơ sở, hòa giải viên luôn giữ vai trò trung tâm, trực tiếp thực hiện phổ biến,

tuyên truyền pháp luật nên việc nâng cao kiến thức, hiểu biết pháp luật cho đối tượng này cần được ưu tiên hàng đầu. Hiệu quả của việc nâng cao kiến thức, hiểu biết pháp luật cho hòa giải viên không chỉ trong quá trình hòa giải viên tham gia hoạt động hòa giải mà còn cả khi họ không tham gia hoạt động hòa giải. Bởi với những kiến thức pháp luật nhất định được trang bị, họ có thể tự bản thân mình hoặc giúp người thân trong gia đình tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với quy định của pháp luật. Việc bồi dưỡng có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như:

Tập huấn tập trung. Việc tập huấn cho đối tượng này cần có phương pháp truyền tải kiến thức khác so với đối tượng là học sinh, sinh viên; khoảng cách về ngôn ngữ; mặt bằng chung về trình độ dân trí đối với vùng sâu, vùng xa có nhiều đồng bào dân tộc khác nhau sinh sống... Tiếp tục tăng cường sự hỗ trợ trực tiếp từ trung ương như quy định tại Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg trước đây.`

Tăng cường cung cấp các tài liệu pháp luật để xây dựng tủ sách pháp luật tại cơ sở. Hiện tại, theo thống kê của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cả nước có 651.215 hòa giải viên thì có 486.069 hòa giải viên là người dân tộc kinh, 168.102 hòa giải viên là người dân tộc [45]. Thực tiễn công tác hòa giải ở cơ sở tại các vùng có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, vùng sâu, vùng xa thì vẫn còn nhiều rào cản nhất định về ngôn ngữ. Do đó, đối với các tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật nên căn cứ tình hình thực tiễn tại từng địa phương, từng khu vực để biên dịch ra nhiều thứ tiếng dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi cho hòa giải viên là người dân tộc trong việc tiếp cận nội dung các quy định pháp luật liên quan trực tiếp hòa giải ở cơ sở.

Thứ năm, bổ sung kinh phí, hỗ trợ cho hòa giải viên: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động hòa giải ở cơ sở, trước mắt đảm bảo thực hiện chi đúng, đủ kinh phí hỗ trợ thù lao vụ việc hòa giải. Do đặc thù là những địa bàn kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, ngân sách xã còn

rất nhiều khó khăn, eo hẹp, chủ yếu tập trung cho các chương trình trọng điểm, mục tiêu quốc gia... nên nhiều nơi không bố trí được kinh phí chi thù lao vụ việc hòa giải theo Thông tư liên tịch số 100/TTLT/BTC-BTP hoặc theo nghị quyết, văn bản của Hội đồng nhân dân, UBND cấp tỉnh. Trong khi đó thực tiễn, tại những vùng sâu, vùng xa này, do đi lại khó khăn, mật độ dân cư sinh sống thưa thớt, có những nơi khoảng cách giữa hộ dân này với hộ dân kia là cả quả đồi, hòa giải viên gặp rất nhiều khó khăn gặp gỡ các bên để tiến hành hòa giải. Đó là chưa tính đến có những vụ việc phức tạp, hòa giải viên phải nhiều lần gặp gỡ, trao đổi với các bên. Từ đó có thể thể thấy rõ công sức hòa giải viên bỏ ra để có kết quả hòa giải thành tại những địa phương này không phải là ít. Và đối với những vụ việc như vậy thì dù được chi tối đa 200.000 đồng/vụ việc như quy định hiện tại thì cũng không tương xứng được với tinh thần trách nhiệm, công sức và sự nhiệt tình mà các hòa giải viên đã bỏ ra. Vậy nên, để phát huy tác dụng động viên, khuyến khích hòa giải viên tham gia công tác hòa giải ở cơ sở đạt hiệu quả và chất lượng, cần nghiêm túc thực hiện đúng, đủ quy định pháp luật về kinh phí hỗ trợ thù lao vụ việc, hỗ trợ hoạt động của tổ hòa giải...

Kết luận Chương 3

Nghiên cứu Chương 3 của luận văn là việc đưa ra những cơ sở lý luận và phương pháp, cũng như kỹ năng, chung nhất của các hòa giải viên trong việc tiếp cận đương sự để tiến hành cuộc hòa giải nói chung và hòa giải tranh chấp QSDĐ nói riêng.

Từ những cơ sở lý luận, dẫn chiếu đến những quy định của luật hòa giải cơ sở, luận văn đã tìm ra được những kỹ năng cơ bản mà hòa giải viên cần áp dụng trong phiên hòa giải. Từ những cơ sở lý luận đúc kết ra nhưng kỹ năng, phương pháp mà hòa giải viên cần có.

Phân tích, đưa ra những kỹ năng cơ bản cho hòa giải viên để có thể vận dụng dựa trên cơ sở lý thuyết. Từ đó, dẫn chiếu vào thực hành giải quyết

các mâu thuẫn trong quan hệ tranh chấp hòa giải nói chung, và hòa giải đối với các vụ án về tranh chấp QSDĐ nói riêng.

Tập hợp lại toàn bộ những phương pháp giúp cho hòa giải viên có thể áp dụng một cách dễ dàng và linh hoạt nhất trong việc tiếp cận đương sự, cũng như thu thập chứng cứ, tài liệu để có thể làm căn cứ để áp dụng pháp luật để giải quyết mâu thuẫn tranh chấp giữa các đương sự đạt kết quả cao nhất.

Đặc biệt để giảm tải những mâu thuẫn, bất đồng phát sinh trong quá trình sử dụng và khai thác QSDĐ, đảm bảo sự hài hòa giữa các cá nhân với cơ quan tổ chức và ngược lại. Như vậy, việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động hòa giải là một nhiệm vụ đang đòi hỏi có sự tham gia tích cực, đông đảo cùng với sự nhiệt huyết của toàn xã hội. Bên cạnh, những gì mà công tác hòa giải ở cấp cơ sở làm được trong thời gian qua đã được người dân và toàn xã hội ghi nhận. Nhưng bên đó, vẫn còn tồn tại rất nhiều những hạn chế, bất cập không chỉ ở khâu pháp luật, mà cả ở các tổ hòa giải, cuối cùng là kỹ năng, nghiệp vụ của hòa giải viên vẫn còn rất hạn chế.

Cuối cùng là việc kiến nghị về kỹ năng hòa giải của các hòa giải viên. Trong khâu công tác hòa giải, thì kỹ năng của hòa giải viên là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành công của buổi hòa giải. chính vì vậy, cho dù luật hòa giải có quy định rõ ràng và cụ thể đến mấy, nhưng kỹ năng hòa giải của hòa giải viên còn nhiều yếu kém thì cuộc hòa giải sẽ không đạt được kết quả như mong đợi. Vì vậy, luận văn này muốn đưa ra những kiến nghị chung nhất cho việc thay đổi, bổ sung các kỹ năng được cho là phù hợp nhất đối với kỹ năng được áp dụng cho hòa giải viên trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Tranh chấp là quan hệ mâu thuẫn giữa các chủ thể nhất định được xác định khi các mâu thuẫn phát sinh trái với các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay. Tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp QSDĐ nói riêng đang được rất nhiều nhà nghiên cứu pháp luật hàng ngày đi tìm ra phương pháp để giải quyết vấn đề trên. Tranh chấp QSDĐ chính là tất cả những bất đồng, mâu thuẫn hay còn gọi là sự xung đột giữa hai hay nhiều chủ thể tham gia vào cùng một quan hệ đất đai, được thể hiện trong quá trình sử dụng và quản lý. Đây là một trong những vấn đề khá phổ biến trong xã hội Việt Nam hiện nay. Để đi sâu vào nghiên cứu, và tìm ra các phương pháp trong việc giải quyết khi mâu thuẫn phát sinh. Tác giả của luận văn muốn đi sâu vào phân tích, đánh giá phương pháp cũng như kỹ năng để giải quyết khi tranh chấp QSDĐ xảy ra. Phần nào đó góp phần vào việc nghiên cứu, tìm ra một quy luật chung nhất về mặt lý luận, các quy định trong hệ thống pháp luật hiện hành, cũng như những việc vận dụng trong thực tiễn đã mang lại kết quả cho việc giải quyết thành công khi có tranh chấp phát sinh ngay từ cấp cơ sở.

Chúng ta có thể thấy trong việc giải quyết tranh chấp dân sự nói chung cũng như tranh chấp về QSDĐ nói riêng thì theo pháp luật hiện hành có rất nhiều phương pháp để giải quyết như: Hòa giải, thương lượng, Tòa án, v.v... Trong đó, phương pháp giải quyết được coi là dễ dàng áp dụng nhất hiện nay mà luận văn muốn đề cập đó chính là phương pháp "Hòa giải". Phạm vi, vấn đề mà tôi muốn đề cập đến đó chính là phân tích phương pháp hòa giải về QSDĐ ở cấp cơ sở. Từ đó, so sánh với việc hòa giải ở giai đoạn tố tụng hiện nay để thấy được những ưu điểm, nhược điểm trong việc vận dụng phương pháp này.

Tại Chương 1 là những cơ sở lý luận cơ bản nhất, những ưu điểm, nhược điểm và ý nghĩa trong việc sử dụng phương pháp hòa giải vào giải

quyết quan hệ tranh chấp của QSDĐ. Đến với Chương 2 tác giả muốn trình bày những quy định chung nhất của pháp luật hiện hành về việc quy định trình tự tổ chức và quy trình thực hiện phương pháp hòa giải vào trong việc giải quyết. Chuyển sang Chương 3 là việc tập hợp lại toàn bộ những kỹ năng cơ bản nhất mà hòa giải viên cần có để có thể tiến hành một buổi hòa giải đạt hiệu quả và quy nạp lại toàn bộ và đi tìm ra những bất cập và đưa ra những kiến nghị chung nhất về pháp luật, tổ chức thực hiện và kỹ năng vận dụng của hòa giải viên trong việc giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa giải.

Mục đích chính của tác giả là tạo ra một bức tranh chung nhất về kỹ năng cho hòa giải viên tiến hành hòa giải tại cơ sở. Từ đó, tìm ra những thiếu sót trong BLDS, BLTTDS, Luật Hòa giải cơ sở, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn về lĩnh vực hòa giải nói chung và hòa giải tranh chấp QSDĐ nói riêng trong việc xác định thẩm quyền giải quyết của từng cấp, cũng như vai trò và trách nhiệm của từng cá nhân trong công tác của mình; giá trị pháp lý đối với cũng vụ việc hòa giải thành tại cơ sở nên chăng cần có hiệu lực pháp lý ngay lập tức và không cần thêm bước công nhận tại Tòa án như hiện nay. Bên cạnh đó, nhằm nâng cao kỹ năng của hòa giải viên, trong việc tổ chức, thực hiện, nhiệm của vụ của mình. Để có thể tuyên truyền sâu rộng tới quần chúng nhân dân trên cả nước tích cực giữ gìn và hát huy truyền thống của con người Việt Nam và tinh thần đoàn kết dân tộc, giữ vững an ninh trật tự từ nội bộ trong gia đình, rộng ra toàn dân tộc Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kỹ năng hòa giải các tranh chấp về quyền sử dụng đất ở Việt Nam (Trang 100 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)