- Các bước tiến hành hòa giả
a. Một số nguyên tắc khi thực hiện hòa giải trong tố tụng dân sự Thứ nhất, quyền quyết định của đương sự, hòa giải trong tố tụng dân sự.
Trong quá trình giải quyết vụ, việc dân sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện không trái pháp luật và đạo đức xã hội [30, Điều 5].
Trong các quy định của BLTTDS đã nêu rõ đương sự có quyền tự quyết định việc thỏa thuận hoặc chấm dứt, thay đổi yêu cầu mâu thuẫn của mình. Pháp luật khuyến khích các đương sự tự thỏa thuận với nhau về mâu thuẫn đang tranh chấp; trong phạm vi bảo đảm phải tuân thủ các quy định của pháp luật và không vi phạm các điều cấm và trái với đạo đức của xã hội.
Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự [30, Điều 10].
Nhiệm vụ của Tòa án khi tham gia vào việc thụ lý, giải quyết các vụ, việc tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp về QSDĐ nói riêng. Khâu hòa giải trong tố tụng dân sự được coi là bước quan trọng trong việc giải quyết các mâu thuẫn tranh chấp phát sinh giữa các đương sự với nhau. Ngoài việc tạo điều kiện thuận lợi cho các bên đương sự tự nguyện thỏa thuận với nhau thì Tòa án còn có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tiến hành hòa giải giữa các đương sự đang có quan hệ tranh chấp. Đây là một bước giúp cho các bên đương sự có sự trợ giúp của bên thứ ba giữa một chức năng chỉ dẫn, tháo gỡ vướng mắc để từ đó đi đến một kết quả giải quyết hợp tình, hợp lý nhất.
Thứ hai, những vụ án không được hòa giải và các trường hợp không tiến hành hòa giải được.
Hòa giải là một thủ tục tố tụng bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nếu không thực hiện là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Trừ một số trường hợp sau:
(i) Yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước; (ii) Những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội [30, Điều 206].
- Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được:
(i) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt; (ii) Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng; (iii) Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự; (iv) một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải [30, Điểu 207].
Trường hợp không được hòa giải khác với trường hợp không tiến hành hòa giải được. Các trường hợp không tiến hành hòa giải được thì hồ sơ vụ án phải chứng minh đầy đủ lý do cho từng trường hợp mà Tòa án không thể tiến hành hòa giải được.