Kỹ năng lập biên bản hòa giải không thành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kỹ năng hòa giải các tranh chấp về quyền sử dụng đất ở Việt Nam (Trang 90 - 92)

- Các bước tiến hành hòa giả

b. Các bước tiến hành hòa giải Bước 1: Chuẩn bị hòa giải:

3.3.2. Kỹ năng lập biên bản hòa giải không thành

Trong trường hợp các bên yêu cầu lập văn bản hòa giải không thành, thì hòa giải viên lập văn bản hòa giải không thành gồm các nội dung sau:

- Căn cứ tiến hành hòa giải giải: Hòa giải viên cần nêu rõ việc hòa giải được thực hiện trong trường hợp nào.

- Nội dung của văn bản bao gồm: Họ và tên, địa chỉ của các đương sự, người đại diện, người có liên quan đến vụ, việc (nếu có), hòa giải viên tham gia hòa hòa giải; ghi tóm tắt nội dung mâu thuẫn, vi phạm pháp luật của hai bên đương sự, nội dung đã tiến hành hòa giải, nguyên nhân của mâu thuẫn tranh chấp.

- Diễn biến của quá trình hòa giải: Cần ghi tóm tắt quá trình tổ chức hòa giải (thời gian, địa điểm tổ chức hòa giải, thành phần tham gia, nội dung, ý kiến của các bên, ý kiến hòa hòa giải viên, người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan).

- Lý do hòa giải không thành: Cần nêu rõ lý do chủ yến dẫn đến việc hai bên không thỏa thuận được với nhau về mâu thuẫn, tranh chấp.

3.4 Kiến nghị

Hòa giải là một phương thức được các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng luôn khuyến khích, ưu tiên áp dụng để giải quyết tất cả các tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội. Từ tranh chấp dân sự đến tranh chấp kinh tế và cuối cùng là tranh chấp lao động. Vì hòa giải là một phương thức thể hiện rõ nhất quyền tự định đoạt, quyền tự do thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ dân sự, đồng thời cũng là phương thức đem lại lợi ích cho các bên tranh chấp, cho Nhà nước và cho toàn xã hội.

Trên thế giới mỗi quốc gia có một chế độ sở hữu khác nhau đối với đất đai từ sự khác nhau về chế độ sở hữu dẫn tới sự khác nhau về cơ chế giải quyết tranh chấp. Mặc dù có sự khác nhau về cơ chế giải quyết nhưng có thể khẳng định hòa giải là phương thức được các quốc gia ưu tiên sử dụng trong quá trình giải quyết các tranh chấp về đất đai, cụ thể:

Luật đất đai của Campuchia năm 2001 thừa nhận ba hình thức sở hữu đối với đất đai là sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể, sở hữu công và ba cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai là giải quyết theo sự vụ, hòa giải thông qua Hội đồng địa chính và cơ quan quốc gia, giải quyết tại Tòa án [32, tr. 49].

Luật quản lý đất đai của Trung Quốc năm 2004 quy định hai chế độ sở hữu đối với đất đai tồn tại song song cho chế độ đất đô thị và đất nông thôn, có hai cơ chế pháp lý riêng biệt điều chình sở hữu và sử dụng đất nông thôn và đất đô thị, theo đó đất đô thị thuộc sở hữu Nhà nước, đất nông nghiệp gồm đất nông thôn và ven đô thuộc sở hữu tập thể [32, tr. 11]. Cơ chế giải quyết các tranh chấp đất đai gồm: Hòa giải của Ủy ban hòa giải nhân dân, hòa giải tranh chấp tại Tòa án [32, tr. 18].

Như vậy, nhìn từ nhiều góc độ pháp lý cũng như các quy định về pháp của các nước bạn thì hòa giải trong giải quyết tranh chấp QSDĐ luôn được

quan tâm, coi trọng và đề cao trong việc áp dụng để giả quyết tranh chấp nói chung. Còn ở Việt Nam ngoài những ưu điểm của hòa giải như mang trong mình tính linh hoạt về thủ tục, duy trì mối quan hệ giữa các bên tranh chấp, giảm thiểu thiệt hại về mặt vật chất, chi phí thực hiện, giảm tải công việc cho các cơ quan nhà nước,… thì hòa giải vẫn còn rất nhiều bất cập như: Trong các quy định của pháp luật, cũng như hạn chế của việc tổ chức hòa giải, hay sự thiếu sót về kỹ năng của các hòa giải viên trong việc thực hiện công tác hòa giải. Chính vì vậy, đề tài luận văn này xin đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện, bổ sung trong việc nghiên cứu để củng cố các quy định của pháp luật về hòa giải. Cũng như tìm ra cách tiếp cận, kỹ năng của hòa giải viên cách thức thực hiện của tổ hòa giả trong việc giải quyết tranh chấp về QSDĐ bằng phương pháp hòa giải.

Hòa giải trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung và giải quyết tranh chấp QSDĐ nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong; lưu giữ một nét đẹp trong truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Hòa giải được coi là một kỹ năng mềm dẻo, linh hoạt nhất trong việc giải quyết các mâu thuẫn tranh chấp xảy ra. Bên cạnh, những ưu điểm mà hòa giải có được thì phương pháp này khi áp dụng vào hoạt động thực tiễn giải quyết vẫn còn rất nhiều những bất cập và khó khăn, khiến cho những người thi hành pháp luật gặp nhiều trở ngại trong việc giải quyết và thi hành. Dưới đây là một số kiến nghị nhằm khắc phục những thiếu sót về các quy định của pháp luật hòa giải cũng như tổ chức hòa giải và kỹ năng hòa giải của hòa giải viên hiện nay:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kỹ năng hòa giải các tranh chấp về quyền sử dụng đất ở Việt Nam (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)