Nghĩa, vai trò của hòa giải trong tranh chấp quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kỹ năng hòa giải các tranh chấp về quyền sử dụng đất ở Việt Nam (Trang 42 - 45)

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, tranh chấp QSDĐ ngày càng tăng về số lượng và mức độ phức tạp. Trong số các phương thức giải quyết tranh chấp được áp dụng thì hòa giải là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn sử dụng nhiều nhất. Do vậy, có thể khẳng định hòa giải có vai trò rất quan trọng trong hoạt động giải quyết tranh chấp QSDĐ, điều này được thể hiện:

Một là, hòa giải tranh chấp QSDĐ giúp các chủ thể tranh chấp tiết kiệm được thời gian, chi phí, công sức khi theo đuổi vụ kiện, giúp các bên khôi phục và duy trì được các mối quan hệ tình cảm đã ít nhiều bị ảnh hưởng khi nảy sinh mâu thuẫn.

Hai là, hoạt động hòa giải tranh chấp QSDĐ là biện pháp phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong việc thực hiện chức năng phản biện xã hội, tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên, đoàn viên chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia cùng cơ quan nhà nước giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, góp phần duy trì ổn định trật tự địa phương, đồng thời cũng là biện pháp nhằm phát huy tính tự quản của cộng đồng dân cư trong quản lý xã hội.

Ba là, dưới ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường và tốc độ đô thị hóa, các vụ tranh chấp QSDĐ xảy ra ngày càng tăng với diễn biến ngày

càng phức tạp. Trong khi đó các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai thực hiện khối lượng công việc nhiều, nguồn nhân lực phục vụ cho việc giải quyết còn thiếu và yếu nên không thể giải quyết tranh chấp nhanh chóng, kịp thời các tranh chấp phát sinh. Do vậy, hòa giải là một phương thức nhằm giảm tải lượng công việc cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong giải quyết tranh chấp QSDĐ.

Bốn là, hòa giải tranh chấp QSDĐ giúp các bên tranh chấp nâng cao nhận thức, hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật. Thông qua hoạt động hòa giải, các bên hòa giải viên của Tổ hòa giải, các thành viên của Hội đồng hòa giải có cơ hội trau dồi kiến thức, trình độ hiểu biết pháp luật, tích lũy kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng tuy truyền, vận động, thuyết phục nhân dân chấp hành pháp luật.

Kết luận Chương 1

Chương 1 của luận văn đã đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề về cơ sở của lý luận về hòa giải nói chung và hòa giải tại cơ sở nói riêng. Từ đó, phân tích, đánh giá cụ thể các quy định của pháp luật về quan hệ tranh chấp có mâu thuẫn tranh chấp nói chung và mâu thuẫn của các tranh chấp nói riêng. Đi sâu vào các phương pháp giải quyết tranh chấp khi giải quyết mâu thuẫn tranh chấp hiện nay.

Đánh giá được ưu điểm và nhược điểm của các phương thức hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và hòa giải trong giải quyết tranh chấp.

Phân tích các quy định về hòa giải tranh chấp QSDĐ như: Tranh chấp QSDĐ, giải quyết tranh chấp QSDĐ bằng phương pháp hòa giải. Phân tích những vấn đề về mặt lý luận cũng như pháp lý về tranh chấp QSDĐ.

Bên cạnh đó, cụ thể hóa bằng những quy định của pháp luật về hòa giải cũng như cơ sở lý luận về các phương thức giải quyết tranh chấp. Cụ thể là mặt ý luận của kỹ năng hòa giải tranh chấp ở cấp cơ sở.

Đưa ra được những khái niệm chung nhất về kỹ năng hòa giải trong việc giải quyết tranh chấP về quyền sử dụng đất.

Những quy định về hòa giải, đặc điểm của hòa giải cũng như những ưu điểm và nhược điểm của phương thức hòa giải trong giải quyết tranh chấp QSDĐ.

Cuối cùng là khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của phương thức hòa giải trong việc áp dụng thực hiện vào giải quyết tranh chấp QSDĐ hiện nay.

Từ những cơ sở lý luận đưa ra để lập luận cho sự để cao vai trò, vị trí của kỹ năng hòa giải ngoài tố tụng hiện nay. Luận văn muốn đi sâu vào nghiên cứu về các tổ chức cũng như quy trình hòa giải phù hợp nhất để tiến hành hòa giải tại Chương 2.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kỹ năng hòa giải các tranh chấp về quyền sử dụng đất ở Việt Nam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)