Đặc điểm của hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kỹ năng hòa giải các tranh chấp về quyền sử dụng đất ở Việt Nam (Trang 37 - 42)

Nhìn từ góc độ thực tiễn chúng ta có thể thấy mục đích chính của việc tổ chức thực hiện mô hình hòa giải ở cơ sở là để tạo ra môi trường sống hòa bình, hài hòa giữa con người lại với nhau, tránh xảy ra mâu thuẫn hay xung đột gây mất sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân. Trong những năm qua hoạt động hòa giải trong lĩnh vực dân sự nói chung và lĩnh vực đất đai nói riêng đã đạt được kết quả rất cao. Số lượng các vụ, việc hòa giải thành chiếm tỷ lệ lớn. Dựa trên các báo cáo tổng kết năm năm thực hiện công tác hòa giải cơ sở ở một số tỉnh thành trên cả nước đã có những kết quả đáng ghi nhận về công tác hòa giải như sau:

- Tỉnh Quảng Bình: Toàn tỉnh có 1.336 Tổ hòa giải với 9.029 hòa giải viên. 05 năm qua các tổ hòa giải, hòa giải viên trên địa bàn tỉnh đã tiến hành thụ lý hòa giải 9.195 vụ việc, trong đó hòa giải thành 8.283 vụ việc, đạt tỷ lệ 90,1%; hòa giải không thành 612 vụ việc; đang giải quyết 185 vụ việc [47].

- Tỉnh Bắc Giang: Toàn tỉnh có 2.460 Tổ hòa giải với 17.080 hòa giải viên, mạng lưới tổ hòa giải đã được thành lập rộng khắp trên địa bàn, đảm bảo mỗi khu dân cư có ít nhất 01 tổ hòa giải; trong 05 năm, các tổ hòa giải đã tiến hành thụ lý 11.804 vụ việc. Trong đó, sô vụ hòa giải thành: 9.725 vụ việc, số vụ hòa giải không thành: 2.089 vụ việc. Tỷ lệ hòa giải thành đạt 82,3%. Tỷ lệ hòa giải không thành 18% [48].

- Thành phố Hà Nội tổng kết năm năm thực hiện Luật Hòa giải cơ sở: Tỷ lệ hòa giải thành trên địa bàn thành phố qua các năm tăng dần, tỷ lệ hòa giải thành trong năm năm đạt 82%; đặc biệt năm 2018 tỉ lệ hòa giải tăng cao 86,3% [49].

Như vậy, chúng ta có thể thấy được vai trò của hòa giải viên trong công tác hòa giải ở cơ sở đã đạt được số lượng rất cao các vụ việc hòa giải thành. Để có được kết quả đáng mong đợi như trên phần lớn là nhờ tới sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cơ quan tổ chức tại các cấp chính quyền ở địa phương cùng với vụ nhiệt tình của những thành viên tham giam vào tổ hòa giải; đã đóng góp công sức và thời gian để sau năm năm thực hiện Luật Hòa giải cơ sở năm 2013 đã đạt một kết quả rất cao trong việc hòa giải thành nhiều vụ việc phát sinh chủ yếu từ các quan hệ tranh chấp dân sự như: tranh chấp quyền sử đất, hôn nhân gia đình,…

Từ những kết quả trên thực tế cho thấy sự thành công của công tác hòa giải đã đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình bảo vệ pháp luật, bảo về quyền công dân và gìn giữ những nét đẹp, đạo lý của dân tộc Việt qua bao thời kỳ. Vì thế, chủ nhân của đề tài muốn đi sâu vào phân tích những nét khái

quát nhất về ưu điểm trong phương pháp hòa giải nói chung và hòa giải trong tranh chấp QSDĐ nói riêng như sau:

Thứ nhất: Hòa giải tranh chấp QSDĐ linh hoạt về thủ tục

Hòa giải có thể được tiến hành ở nhiều địa điểm khác nhau, thủ tục có thể thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp.Tính linh hoạt trong hòa giải tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tranh chấp có thể tham gia buổi hòa giải đạt được kết quả. Trong trường hợp hòa giải tranh chấp thông qua hòa giải cơ sở, hòa giải theo sự phân công của Tổ trưởng tổ hòa giải hoặc theo yêu cầu của một bên các tranh chấp hoặc theo đề nghị của tổ chức, cá nhân có liên quan [27, Điều 16]. Việc hòa giải được tiến hành tại địa điểm là nơi xảy ra vụ, việc hoặc nơi do các bên hoặc hòa giải viên lựa chọn, bảo đảm thuận lợi cho các bên. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày được phân công, hòa giải viên bắt đầu tiến hành hòa giải, trừ trường hợp cần thiết phải hòa giải ngay khi chứng kiến vụ, việc hoặc các bên có thỏa thuận khác về thời gian [27, Điều 20]. Vào thời gian, địa điểm các đương sự thực hiện tại nhà riêng của một bên tranh chấp hoặc nhà của hòa giải viên, tại trụ sở UBND xã, nhà văn hóa, ngoài đồng ruộng hoặc khu đất có tranh chấp nhưng phải phù hợp với nguyện vọng của các bên tranh chấp.

Thứ hai: Hòa giải tranh chấp QSDĐ góp phần duy trì mối quan hệ. Bản chất của tranh chấp QSDĐ là những bất đồng, mâu thuẫn giữa các chủ thể phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất. Các chủ thể tranh chấp có thể là hàng xóm, cũng có thể là anh, chị, em trong cùng một gia đình hoặc cũng có thể là các thành viên trong một dòng họ,... trong hợp đồng chuyển nhượng QSĐĐ. Khi tranh chấp phát sinh, quan hệ tình cảm hàng xóm, láng giềng, gia đình, dòng tộc có thể bị ảnh hưởng. Trong quá trình hòa giải, các chủ thể tiến hành hòa giải áp dụng các biện pháp để nắm bắt tâm tư tình cảm, nguyện vọng của các bên tranh chấp, làm rõ nguyên nhân sâu xa dẫn đến tranh chấp để từ đó đưa ra những định hướng giúp các bên tranh chấp thỏa

thuận với nhau về hướng giải quyết vụ, việc, góp phần khôi phục, duy trì các mối quan hệ giữa các bên tranh chấp.

Thứ ba: Hòa giải tranh chấp QSDĐ thể hiện tính thân mật của các bên tranh chấp.

Tính thân mật trong hòa giải được thể hiện ở không gian, trang phục, ăn mặc, địa điểm tổ chức hòa giải, phong thái, ngôn ngữ trong hòa giải, hành vi giao tiếp và ứng xử của những người tham gia hòa giải, những người tiến hành hòa giải. Tính thân mật có thể làm cho các chủ thể tiến hành hòa giải gần gũi và thân thiện với các bên tranh chấp cởi mở với nhau, thông cảm cho nhau, bỏ qua những sai lầm của nhau và đi đến những quyết định chung để giải quyết tranh chấp.

Thứ tư: Hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất bảo đảm sự tham gia của các bên vào quá trình giải quyết.

Tranh chấp QSDĐ xảy ra trong thực tế là tranh chấp giữa những người sử dụng đất với nhau hoặc giữa người sử dụng đất với các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Trong quá trình quản lý, sử dụng đất giữa các chủ thể đã nảy sinh những quan điểm trái ngược, mâu thuẫn với nhau. Do vậy, để giải quyết triệt để mâu thuẫn, bất đồng thì cần phải để chính các chủ thể tranh chấp đó gặp gỡ với nhau, qua buổi gặp gỡ các bên tranh chấp có thể trao đổi, đàm phán, thảo luận về các giải pháp để giải quyết mâu thuẫn.

Thứ năm: Hòa giải tranh chấp QSDĐ đặt con người ở vị trí trung tâm.

Mục đích cuối cùng của hòa giải là hướng các bên tranh chấp đi đến một thỏa thuận chung để giải quyết mâu thuẫn, đảm bảo lợi ích của người sử dụng đất, lợi ích của Nhà nước và lợi ích của xã hội. Do vậy, hòa giải tranh chấp QSDĐ thường tập trung vào các chủ thể tranh chấp, xem xét đến nhu cầu hiện tại và mong muốn của các bên. Xác định được nguyên nhân mâu thuẫn, nhu cầu, lợi ích các bên hướng tới là yếu tố đảm bảo sự thành công của hoạt động hòa giải.

Một trong những nguyên tắc của hòa giải tranh chấp đất đai là phải giữ bí mật thông tin đời tư của các bên tranh chấp và chỉ trong những trường hợp cần thiết người tiến hành hòa giải sẽ mời một số người khác cùng tham gia buổi hòa giải. Sự kín đáo và tính bảo mật của hòa giải được thể hiện ở việc phiên hòa giải được tổ chức kín.Những người tham gia phiên hòa giải gồm các hòa giải viên hoặc thành viên Hội đồng hòa giải và các bên tranh chấp. Những người không liên quan chỉ được tham dự buổi hòa giải nếu được các bên đồng ý và được mời cùng tham dự.

Thứ bảy: Hòa giải tranh chấp QSDĐ góp phần tạo lập các quy chuẩn.

Các chủ thể khi nảy sinh tranh chấp đều mong muốn những bất đồng, mâu thuẫn của mình được giải quyết triệt để, không tốn kém về tiền của, lãng phí về thời gian, không bỏ lỡ các cơ hội trong sản xuất, kinh doanh nên họ thường lựa chọn hòa giải là phương thức để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Để giải quyết được mâu thuẫn, các bên phải cùng ngồi lại với nhau để thương lượng, đàm phán và đưa ra được cách giải quyết tốt nhất đối với tranh chấp. Kết quả hòa giải thành giữa các bên được coi là quy chuẩn, quy phạm để điều chỉnh các bên, nó cần được coi như một bản hợp đồng có giá trị chung thẩm đòi hỏi các bên phải tự giác thực hiện và không được vi phạm. Do vậy, có thể khẳng định: Hòa giải tranh chấp QSDĐ là một phương thức tối ưu nhất trong số những phương thức giải quyết tranh chấp trong thực tế.

Thứ tám: Hòa giải tranh chấp QSDĐ giúp các bên tiết kiệm được thời gian, chi phí.

Tranh chấp QSDĐ được tiến hành thông qua hòa giải ở cơ sở hoặc hòa giải bởi Hội đồng hòa giải của UBND cấp xã, cơ quan tham mưu của UBND cấp huyện, cấp tỉnh và Bộ. Đối với hoạt động hòa giải của hòa giải viên Tổ hòa giải, thời hạn hòa giải rất linh hoạt. Còn đối với hòa giải của cơ quan hành chính thì thời hạn hòa giải tranh chấp không được quá 45 ngày kể từ ngày nhận đơn.

Hòa giải giúp các bên tranh chấp không tốn kém về chi phí. Khi đề nghị hòa giải, hòa giải viên hoặc UBND cấp xã giải quyết tranh chấp, các bên tranh chấp không phải chịu kinh phí vì các bên hòa giải viên được hỗ trợ kinh phí hoạt động từ Nhà nước, thành viên Hội đồng hòa giải là các cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Hơn thế, khi hòa giải thành các bên không phải đề nghị Tòa án giải quyết tranh chấp, do vậy họ không phải nộp tiền tạm ứng án phí, tiền giám định tiến hành định giá tài sản, tiền án phí, tiền thi hành án.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kỹ năng hòa giải các tranh chấp về quyền sử dụng đất ở Việt Nam (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)