- Các bước tiến hành hòa giả
b. Các bước tiến hành hòa giải Bước 1: Chuẩn bị hòa giải:
3.3.1. Kỹ năng lập biên bản hòa giải th nh
Kết thúc phiên hòa giải hòa giải viên có nhiệm vụ lập biên bản đối với trường hợp các bên đương sự đã thống nhất, thỏa thuận được với nhau về nội dung giải quyết thông qua hòa giải, hay còn gọi là hòa giải thành. Kết quả của cuộc hòa giải thành sự cố gắng, trách nhiệm của cả hai bên đương sự cùng với hòa giải viên; đã cùng nhau đi tìm đi tìm tiếng nói chung cho sự thỏa thuận trong quan hệ tranh chấp. Hòa giải viên sẽ giúp các bên đương sự lập biên bản hòa giải thành bao gồm các nội dung sau đây:
Thứ nhất, căn cứ tiến hành hòa giải [27, Điều 24].
Căn cứ vào Điều 3 Luật hòa giải cơ sở, điểm b, khoản 1, Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP; Căn cứ vào kết quả của cuộc hòa giải. Hòa giải viên tiến hành hòa giải cần nêu rõ vào biên bản hòa giải thành các căn cứ tiến hành hòa giải và căn cứ vào kết quả thỏa thuận thành giữa hai bên đương sự;
Thứ hai, thông tin cơ bản về các bên [27, Điều 24].
Trong biên bản hòa giải viên cần ghi chính xác thông tin của các bên đương sự và những người đại diện tham gia buổi hòa giải: Họ và tên, tuổi, địa chỉ các bên, người có liên quan đến vụ, việc hòa giải (nếu có);
Đây được coi là mấu chốt trong quan hệ tranh chấp giữa các bên trong việc giải quyết một vụ, việc. Hòa giải viên cần tập hợp lại toàn bộ nội dung của vụ, việc: Hòa giải viên cần ghi tóm tắt nội dung mâu thuẫn của vụ, việc cần tiến hành hòa giải tranh chấp, thời điểm bắt đầu xảy ra mâu thuẫn tranh chấp; nguyên nhân mâu thuẫn; thái độ của hai bên trước khi tiến hành hòa giải; cần ghi rõ vị trí tranh chấp đối với QSDĐ; hiện trạng đất đang sử dụng; tài liệu mà các đương sự đã cung cấp cho hòa giải viên, mức độ vi phạm pháp luật, số lần triệu tập đương sự tham gia hòa;
Thứ tư, diễn biến của quá trình hòa giải [27, Điều 24].
Hòa giải viên cần ghi tóm tắt quá trình tổ chức hòa giải (số lượng người tham gia; thời gian, địa điểm tổ chức hòa giải, thành phần, nội dung, ý kiến của mọi người tham gia hòa giải, ý kiến của các bên đương sự, số lần tiến hành hòa giải).
Thứ năm, Thỏa thuận đạt được và giải pháp thực hiện. + Thỏa thuận đạt được:
Trọng tâm và mục tiêu của hòa giải đó là tìm ra được các giải pháp giúp cho các đương sự có thể ngồi lại với nhau, thỏa thuận về vụ, việc đang tranh chấp. Vì vậy, hòa giải viên cần ghi rõ ràng thỏa nội dung của thỏa thuận đã đạt được trong cuộc hòa giải là gì?
Vấn đề quan trọng trong việc hòa giải tranh chấp QSDĐ mà các bên đương sự đạt được sự thỏa thuận đó chính là: việc xác định đúng chủ sở hữu có quyền sở hữu đối với tài sản (đất đai) của mình.
+ Giải pháp thực hiện để đạt được kết quả của sự thỏa thuận đó là gì? Để thực kết quả của quá trình hòa giải tại cơ sở được đạt kết quả cao và đi đến sự thỏa thuận giữa hai bên đương sự được giải quyết hài hòa thì:
Đề cao vai trò của hòa giải viên trong quá tình hòa giải luôn đóng một vị trí vô cùng quan trọng. Trong tất cả các quan hệ tranh chấp dân sự phát sinh, thì phổ biến và phức tạp nhất chính là các tranh chấp về đất đai, tranh
chấp về QSDĐ. Hòa giải viên đã trở thành một cầu lối vô cùng đặc biệt gắn kết, giải thích, phân tích cho các đương sự thấy được vấn đề trong quan hệ tranh chấp cần phải giải quyết đó là do đâu.
Với chức năng là cầu lối cho hai bên đương sự thì việc tập hợp tất cả các kỹ năng của hòa giải viên là vô cùng quan trọng để có được kết quả của sự thỏa thuận đó là: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghiên cứu văn bản quy phạm pháp luật, kỹ năng tổng hợp nội dung,... ngoài ra lắng nghe được coi là một kỹ năng quan trọng trong việc tiếp xúc một quan hệ đang có sự cao trào của mâu thuẫn. Trong bất kể một vụ, việc giải quyết nào được phát sinh từ mâu thuẫn thì vai trò của người thứ ba luôn giữ một vị trí quan trọng. Thái độ và lòng nhiệt huyết của tình yêu nghề nghiệp luôn là động lực thúc đẩy quan trọng dẫn đến sự thành công.
Bên cạnh sự cố gắng của hòa giải viên vận dụng những kiến thức, kỹ năng của mình trong việc giải quyết mâu thuẫn tranh chấp, thì kỹ năng tuyên truyền pháp luật được lồng ghép vào trong các buổi hòa giải là vô cùng cần thiết.
Từ những kiến thức, kỹ năng, tuyên truyền pháp luật được vận dụng trong buổi hòa giải để các đương sự có thể hiểu được những vấn đề có lợi và bất lợi trong nội dung tranh chấp của mình. Bên cạnh đó, thì thái độ và sự hợp tác của các đương sự, và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong quan hệ tranh chấp là vô cùng quan trọng. Bởi, để có được sự thành công cần phải có sự cố gắng giữa tất cả các bên. Vì vậy, hợp tác của các bên đương sự với hòa giải viên là điều kiện rất cần. Đối với những vụ, việc liên quan đến tranh chấp QSDĐ thì sự hợp tác tham gia giữa bên có quyền và bên xâm phạm quyền, người làm chứng là vô cùng quan trọng. Chỉ cần thiếu một trong hai bên thì buổi hòa giải sẽ không thể giải quyết được theo như mong muốn, và kết quả hòa giải sẽ không thành.
Trên cơ sở và căn cứ pháp luật hòa giải viên cần đưa ra những phân tích lợi ích mà các bên đương sự có được khi tiến hành hòa giải thành tại cơ
sở. Ngược lại khi hà giải không thành sẽ dẫn đến những hệ lụy gì đối với các đương sự.
Trong trường hợp thỏa thuận giữa hai bên được thống nhất, quan hệ tranh chấp được giải quyết, hòa giải viên cần lập ngay biên bản và căn cứ vào các quy định tại Điều 416, 417, 418 BLTTDS 2015. Hòa giải viên hướng dẫn các bên đương sự hoàn tất thủ tục để chuyển lên Tòa án ra quyết công nhận sự thỏa thuận này có giá trị pháp lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, để kết quả của sự thỏa thuận giữa các bên đương sự được thống nhất đạt kết quả đi đến hòa giải thành giữa các đương sự thì ngoài vai trò của hòa giải viên trong việc nghiên cứ, cũng như có được một kỹ năng, phương pháp thuyết phục, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phân tích tổng hợp,... thì sự hợp tác cũng như việc chấp hành, để mong muốn được giải quyết của các đươnng sự giữa hai bên đương sự chính là hiệu lực của sự thỏa thuận sẽ được thực hiện ngay và không cần phải thỏa thuận lại. Vì vậy, trong trường hợp khi hai bên đương sự đã thỏa thuận được với nhau.
Thứ sáu, quyền và nghĩa vụ của các bên [27, Điều 24].
Căn cứ vào Điều 17, Luật hòa giải cơ sở năm 2013 quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hòa giải. Hòa giải viên cần ghi cụ thể quyền và nghĩa vụ mà các bên đương sự có được trong quá trình hòa giải.
Thứ bảy, phương thức, thời hạn thực hiện thỏa thuận [2, Điều 24] Trong biên bản, hòa giải viên cần nêu rõ cách thức thực hiện, phương pháp và thời hạn thực hiện nội dung thỏa thuận. Nhằm xác định đúng việc hòa giải viên tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật.
Đối với phương thức, thời gian thực hiện cần ghi đầy đủ, chính xác, tranh sự chồng chéo, mâu thuẫn, không đúng với sự thật.
Thứ tám, chữ ký, hoặc điểm chỉ của các bên và hòa giải viên đương sự và người đại diện tham gia [27, Điều 24].
Mục đích chính của sự thỏa thuận là tìm ra được cách giải quyết hợp lý nhất giúp hai bên đương sự đạt được kết quả hòa giải thành. Sự nhất nhất trí giữa hai bên đương sự chính là hiệu lực của sự thỏa thuận sẽ được thực hiện ngay và không cần phải thỏa thuận lại. Vì vậy, trong trường hợp khi hai bên đương sự đã thỏa thuận được với nhau, hòa giải viên tiến hành lập biên bản hòa giải thành xong thì biên bản sẽ có hiệu lực ngay từ thời điểm ban hành; và biên bản cần thể hiện rõ giữa hai bên đương sự còn hay không còn bất kỳ một quan hệ hoặc vấn đề tranh chấp phát sinh mà chưa được giải quyết hay không. Ngoài ra hòa giải viên sẽ có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện thỏa thuận hòa giải thành do mình trực tiếp giải quyết [27, Điều 26]. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện thỏa thuận hòa giải thành, nếu một bên vì sự kiện bất khả kháng không thể thực hiện được thì có trách nhiệm trao đổi, thỏa thuận với bên kia và thông báo cho hòa giải viên [27, Điều 25].