Kiến nghị về tổ chức hòa giả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kỹ năng hòa giải các tranh chấp về quyền sử dụng đất ở Việt Nam (Trang 97 - 100)

- Các bước tiến hành hòa giả

b. Các bước tiến hành hòa giải Bước 1: Chuẩn bị hòa giải:

3.4.2. Kiến nghị về tổ chức hòa giả

Để nâng cao trách nhiệm cũng như việc thi hành luật hòa giải trong việc áp dụng vào hòa giải tranh chấp QSDĐ hiện nay. Luận văn này xin kiến nghị một số nội dung về việc tổ chức hòa giải như sau:

Một là, vị trí và vai trò của tổ hòa giải, trong một số trường hợp vi phạm pháp luật được hiểu là hành vi trái pháp luật do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm hại đến các quan hệ xá hội được pháp luật bảo vệ và phải chịu chế tài thích hợp. Theo quy định tại Luật hòa giải cơ sở thì tổ hòa giải mang một tính chất là tự quản tại cộng đồng, trình độ hiểu biết pháp luật của tổ hòa giải vẫn còn nhiều hạn chế. Trong trường hợp luật hòa giải chưa xác định cụ thể như thế nào được gọi là "chưa đến mức" bị xử lý vi phạm hành chính; cũng như chưa xác định được đâu là " vụ án đã được khởi tố, nhưng sau đó có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng về đình chỉ điều tra…và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành chính theo quy định của pháp luật". Bên cạnh đó tại điểm đ, khoản 1, Điều 5 Luật hòa giải cơ sở quy định "Pháp luật quy định chỉ khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại nhưng người bị hại không yêu cầu khởi tố…" được tiến hành tiếp nhận hòa giải là không có cơ sở. Thực tế trong những vụ án này, người bị hại có quyền yêu cầu khởi tố ở bất cứ vào thời điểm nào trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, cần có những quy định cụ thể và rõ ràng hơn nữa về phạm vi tiến hành hòa giải trong các văn bản hướng dẫn thi hành luật hòa giả ở cơ sở, tranh trường hợp có sự mâu thuẫn, khó hiểu đối với người áp dụng luật.

Hai là, kiến nghị về phạm vi người tham gia tổ hòa giải. Tại điểm b khoản 5 Điều 428 BLTTHS năm 2015 quy định trình tự thủ tục áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng. Phạm vi người tham gia hòa giải tại cộng đồng đã được quy định theo hướng mở rộng phạm vi người tham gia hòa giải: Kiểm sát viên, Điều tra viên, Thẩm phán được phân công tiến hành hòa giải,

bị can, bị cáo, người bị hại,... còn có những người khác tham gia hòa giải. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có văn bản nào quy định hay hướng dẫn về sự phối hợp cùng với UBND cấp xã để tiến hành hòa giải. Đơn chỉ có sự phối hợp để bảo đảm về trật tự, an ninh, xã hội tại địa bàn tiến hành hòa giải, hay còn được trực tiếp tham gia vào quá trình hòa giải thông qua việc cử người đại diện tham gia hòa giải hoặc hướng dẫn. Pháp luật hòa giải có quy định những người hòa giải khác? Họ có thể là ai? Cần xây dựng cụ thể về quan điểm những người tham gia hòa giải khác, cần tăng thành viên tham gia vào tổ hòa giải, đặc biệt là những người am hiểu về lĩnh vực pháp luật, từ đó tạo nguồn lực cho mô hình hòa giải ở cơ sở có thể phát hiển và đạt được hiệu quả cao trong công tác.

Ba là, trong thực tiễn hiện nay theo số liệu của Bộ Tư pháp tại địa phương, đã tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật, nghiệp vụ cho các hòa giải viên. Theo thống kê thì năm 2014 có 380.120 lượt hòa giải viên, năm 2015 có 403.280 lượt hòa giải viên, năm 2016 có 436.620 lượt hòa giải viên, năm 2017 có 415.276 lượt hòa giải viên được tham gia các lớp bồi dưỡng tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, trong đó có bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật [45].

Tổ hòa giải ở cơ sở đã giải quyết được rất nhiều vụ việc mâu thuẫn trong nội bộ nói chung, và những mâu thuẫn về lĩnh vực đất đai nói riêng. Để đảm bảo được hoạt động như vậy cần phải tăng cường đội ngũ cán bộ của tổ hòa giải ở cơ sở, cần nâng cao trình độ, cũng như kiến thức về pháp luật. Mở rộng phạm vi pham gia, yêu cầu các cơ quan quản lý về lĩnh vực hòa giải thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng, đào tạ các kỹ năng cho hòa giải viên, để cho công tác hòa giải ở cấp cơ sở đạt được kết quả cao nhất.

Bốn là, cần có quy định cụ thể về trách nhiệm của tổ hòa giả, tổ hòa giải khi được bầu ra cần phải có quy định rõ ràng, và cụ thể hơn về trách nhiệm, cũng như chế độ đãi ngộ đối với các thành viên của tổ hòa giải. Tăng

trách nhiệm của người đứng đầu, quy định chi tiết hơn về trách nhiệm cũng như hình thức xử lý đối với những trường hợp thực hiện sai quy định của pháp luật; làm ảnh hưởng đến sự mất đoàn hết cho các đương sự, gây mâu thuẫn cũng như mức độ tranh chấp của các đương sự tăng lên.

Năm là, thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, hội thi hòa giải viên giỏi, tuyên truyền viên pháp luật giỏi dưới các dạng, hình thức phong phú và đa dạng như: diễn kịch, kể truyện, tuyên truyền qua băng rôn, khẩu hiệu,…

Sáu là, cần thực hiện công tác thống kê, tổng hợp, báo cáo kết quả của hoạt động hòa giải ở các tổ hòa giải cơ sở, đến hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn để cơ quan chức năng tìm ra hướng giải quyết cũng như đánh giá được kết quả của các tổ hòa giải. Để có thể đánh giá và tìm ra được những hạn chế, thiếu sót của pháp luật, từ đó có thể chỉnh sửa, bổ sung và xây dựng để các quy định của pháp luật có thể hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với tình hình thực tiễn mâu thuẫn trong xã hội bây giờ.

Bảy là, kiến nghị về cơ sở, vật chất, địa điểm tiến hành hòa giải. Hòa giải cơ sở hiện nay chưa có một địa điểm đảm bảo để hòa giải. Giống như giai đoạn hòa giải tại Tòa án thường có một phòng riêng. Trong một số vụ án các đương sự cần có sự bảo đảm về bí mật, thông tin cá nhân. Hiện nay tại các cơ sở hòa giải tại địa phương địa điểm tổ chức hòa giải thường là tại hội trường thôn, nhà văn hóa thôn, xóm, bản ấp, hoặc có thể tại nhà của đương sự, nhà của thành viên tổ hòa giải, hoặc tại UBND xã, phường cũng thường được tổ chức tại hội trường, phòng tiếp dân nhưng chưa được đảm bảo. Pháp luật cần có những quan tâm, chỉ đạo cho hoạt động hòa giải này xây dựng các cơ sở riêng biệt đảm bảo về cơ sở, vật chất để tiến hành hòa giải. Từ đó, sẽ đảm bảo về quyền bí mật cho các đương sự, giúp cho việc tổ chức hòa giải sẽ đạt kết quả cao hơn; giúp cho nhân dân có lòng tin Đảng và Nhà nước cũng như các chính sách pháp luật, niềm tin vào chính những các bộ, người trực tiếp giải kỹ những mâu thuẫn của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kỹ năng hòa giải các tranh chấp về quyền sử dụng đất ở Việt Nam (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)