Tổ chức hòa giải thích hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kỹ năng hòa giải các tranh chấp về quyền sử dụng đất ở Việt Nam (Trang 45)

Hòa giải là phương pháp được áp dụng khá phổ biến trong tố tụng dân sự nói chung và giải quyết tranh chấp QSDĐ nói riêng. Để phương pháp này có thể áp dụng cũng như thực hiện được đảm bảo thì cần có một tổ chức hòa giải phù hợp với từng vụ, việc dân sự. Các bên tranh chấp có thể lựa chọn tổ hòa giải cơ sở để giải quyết tranh chấp và trong một số trường hợp pháp luật quy định các bên có tranh chấp bắt buộc thì phải thực hiện việc hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã, phường, thị trấn trước khi khởi kiện tại Tòa án.

Theo số liệu báo cáo của Bộ Tư pháp Số: 101/BC-BTP ngày 03/4/2017 về Báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Luật hòa giải cơ sở [46]:

Năm 2014. Tổng số vụ, việc đã thực hiện hòa giải là 157.836 (vụ, việc); hòa giải thành là 128.046 (vụ, việc), đạt tỷ lệ 81,1%.

Năm 2015, Tổng số vụ, việc đã thực hiện hòa giải là 147.268 (vụ, việc); hòa giải thành là 119.743 (vụ, việc), đạt tỷ lệ 81,3%.

Năm 2016. Tổng số vụ, việc đã thực hiện hòa giải là 141.928 (vụ, việc); hòa giải thành là 115.651 (vụ, việc), đạt tỷ lệ 81,5%.

Trên đây là số liệu tổng kết 03 năm thực hiện Luật Hòa giải cơ sở của Bộ Tư pháp đã cho thấy số lượng vụ, việc nói chung cần đến vai trò của hòa giải tại cơ sở khá cao. Từ đó, cũng thể hiện vai trò, nhiệm vụ của các hòa giải viên khá quan trọng trong lĩnh vực này.

Để hiểu thêm về quy trình của một cuộc hòa giải được diễn ra như thế nào. Chúng ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu quy trình tổ chức phiên hòa giải ở giai đoạn tiền tố tụng nói chung và hòa giải ở cơ sở nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kỹ năng hòa giải các tranh chấp về quyền sử dụng đất ở Việt Nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)