Hòa giải thành: Hội đồng hòa giải sẽ lập biên bản hòa giả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kỹ năng hòa giải các tranh chấp về quyền sử dụng đất ở Việt Nam (Trang 53 - 55)

giải sẽ lập biên bản hòa giải thành; gửi lên các cấp có thẩm quyền (UBND xã; huyện, tỉnh, Bộ TN&MT; TAND) ra quyết định công nhận hòa giải thành; - Hòa giải không thành: Hội đồng hòa giải lập biên bản hòa giải không thành; hướng dẫn các đương sự thực hiện các bước tố tụng tiếp theo lại: UBND cấp huyện, tỉnh, Bộ TN&MT, TAND

Nguồn: Tác giả tổng hợp.

2.2. Qui trình hòa giải thích hợp

Để đạt được kết quả tốt nhất đối với việc hòa giải trong giải quyết mâu thuẫn của một vụ, việc dân sự nói chung, đặc biệt là hòa giải tranh chấp QSDĐ nói riêng thì chúng ta cần tìm những bước đi đầu tiên vững chắc nhất để vận dụng vào trong việc giải quyết được mềm dẻo và linh hoạt nhất có thể. Hòa giải là bước đầu tiên xác định được nội dung, mâu thuẫn của sự việc cần giải quyết. Hiện nay hòa giải được coi là một trong những kỹ năng giải quyết mâu thuẫn tranh chấp đặc biệt. Đối với các vụ án dân sự luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo xuống các cơ quan tư pháp thực hiện nhiệm vụ áp dụng kỹ năng hòa giải vào việc giải quyết các vụ án tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại và đặc biệt hơn nữa đó là các vụ, việc tranh chấp QSDĐ hiện nay. Nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các

đương sự nói chung cũng như tăng tinh thần đoàn kết và gắn một phần trách nhiệm trong việc quản lý, giải quyết của các cấp chính quyền địa phương trong việc xây dựng pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính vì thế, mà luật hòa giải cơ sở đã được ra đời nhằm thực hiện nhiệm vụ cũng như quyền hạn của chính quyền, địa phương. Nội dung của luận văn này sẽ nghiên cứu và tìm hiểu về hai quy trình hòa giải tranh chấp QSDĐ đó là quy trình hòa giải tại cấp cơ sở và quy trình hòa giải tại Tòa án. Từ đó có thể so sánh được chức năng và nhiệm vụ mà pháp luật quy định về các cấp có thẩm quyền hòa giải đã làm những công việc, nội dung hay là phương thức thực hiện công tác hòa giải được diễn ra như thế nào. Để từ đó tìm ra những thiếu sót để bổ sung nghiên cứu, tìm ra giải pháp khắc phục và hoàn thiện hơn các quy định về pháp luật hiện nay.

2.2.1. Quy trình hòa giải tại cơ sở

a. Chuẩn bị hòa giải

Hòa giải viên phải tìm hiểu nội dung vụ việc, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp, lợi ích mà mỗi bên hướng tới. Để nắm được các thông tin này, hòa giải viên cần gặp gỡ để trao đổi với từng bên tranh chấp (có thể gặp ở nhà riêng của mỗi bên hoặc nơi làm việc,... có rất nhiều nơi thuận tiện để hòa giải viên có thể trao đổi với các bên có mâu thuẫn tranh chấp phát sinh). Nhằm mục đích nắm được thông tin cũng như nội dung vụ việc một cách khách quan, toàn diện nhất. Ví dụ như: hàng xóm, cha mẹ, con cái của các bên tranh chấp. Bên cạnh đó, hòa giải viên cần đề nghị được cung cấp tài liệu, bằng chứng liên quan đến vụ, việc và xem xét cụ thể, tỉ mỉ các tài liệu, bằng chứng thu thập được.

Hòa giải viên phải tìm hiểu các quy định của pháp luật điều chỉnh trực tiếp mối quan hệ giữa các bên mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra; cần tìm hiểu quy định pháp luật như: Bộ luật dân sự, Luật đất đai, Luật hòa giải, Nghị định, thông tư hướng dẫn liên quan đến đất đai,…và các tài liệu liên quan đến vấn

đề, nội dung tranh chấp, mâu thuẫn giữa các bên. Từ đó, hòa giải viên có thể đặt ra các câu hỏi để trao đổi với các bên có tranh chấp. Cần tập trung vào nội dung liên quan đến đất đai, vấn để cốt lõi cần giải quyết, tháo gỡ khúc mắc và mâu thuẫn giữa các bên. Là một người hòa giải viên cần phải trả lời được các câu hỏi như: Ai sai?, Ai đúng? Sai đến đâu và đúng ở mức độ nào, pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào? Vấn đề này sẽ giải quyết như thế nào theo quy định của pháp luật? Trong trường hợp cần thiết thì hòa giải viên có thể đưa vụ việc ra trao đổi, thảo luận trong Tổ hòa giải để tìm ra cách giải quyết hợp lý nhất, cũng như tìm ra các quy định của pháp luật thích hợp nhất để áp dụng cho việc giải quyết vụ, việc; hoặc tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ hiểu biết về pháp luật như: công chức tư pháp cấp xã, luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên,…, sinh sống trong khu vực hoặc mình biết.

Hòa giải viên cần thống nhất với các bên có mâu thuẫn, tranh chấp về thời gian, địa điểm để thực hiện hòa giải, thành phần tham dự hòa giải, việc hòa giải tiến hành công khai hay không công khai. Điều này nhằm tạo sự thoải mái cho các bên, tránh tình trạng cảm thấy bị gò bó, không thoải mái hoặc miễn cưỡng, không đồng ý với thành phần tham dự hòa giải.

Về thời gian thực hiện các công việc trên là 03 ngày kể từ ngày được phân công hòa giải [27, Điều 20].

b. Tiến hành hòa giải

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kỹ năng hòa giải các tranh chấp về quyền sử dụng đất ở Việt Nam (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)