Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kỹ năng hòa giải các tranh chấp về quyền sử dụng đất ở Việt Nam (Trang 67 - 70)

- Các bước tiến hành hòa giả

b. Các bước tiến hành hòa giải Bước 1: Chuẩn bị hòa giải:

3.1.1. Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ

Trong các bước tiếp cận cũng như chuẩn bị trình tự để tiến hành kỹ năng hòa giải, thì chuẩn bị hồ sơ được coi là bước quan trọng nhất trong việc giải quyết mâu thuẫn tranh chấp ở cấp cơ sở hiện nay.

Khi giải quyết mâu thuẫn tranh chấp của vụ, việc liên quan đến QSDĐ chủ yếu là tranh chấp về lối đi qua nhà, lối đi chung, quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất,…thì hồ sơ mà hòa giải viên cần chuẩn bị gồm có [3, Điều 5]:

Thứ nhất: Tìm hiểu nội dung vụ việc và nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp:

Khi mâu thuẫn tranh chấp xảy ra, thuộc một trong các trường hợp sau: Theo Luật hòa giải cơ sở quy định: "Một bên hoặc các bên yêu cầu hòa giải; 2. Hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ, việc thuộc phạm vi hòa giải; 3.

Theo phân công của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan" [27, Điều 16]. Tùy thuộc vào nội dung vụ việc, cũng như tính chất và mức độ, quan hệ xã hội,…của các bên tranh chấp mà tổ trưởng tổ hòa giải tiến hành cử hòa giải viên nghiên cứu, lựa chọn để hòa giải cho phù hợp

Thứ hai: Thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan đến nội dung tranh chấp Sau khi tìm hiểu nội dung mâu thuẫn hòa giải viên cần chủ động, tích cực tìm hiểu, thu thập thông tin. Thông qua việc gặp gỡ, trao đổi riêng với từng bên tranh chấp. Chúng ta có thể đến nhà riêng, nơi ở, hoặc một số địa điểm được cho là phù hợp để trao đổi thông tin và phải bảo đảm gặp gỡ, trao đổi được với tất cả các bên tranh chấp; cần có một cách nhìn khách quan, nhiều chiều, tránh phiến diện, thiên lệch trong quá trình hòa giải vụ, việc tranh chấp. Ngoài ra hòa giải viên cần trao đổi, tìm hiểu thông tin với những người có mối liên hệ thân thiết, có liên quan đến những người đang có mâu thuẫn tranh chấp cần được hòa giải.

Trong trường hợp các bên mâu thuẫn có nơi cư trú khác nhau thì hòa giải viên cần phối hợp với nhau thực hiện hòa giải và thông báo với Trưởng ban công tác Mặt trận tại nơi đó cùng thực hiện để có được kết quả tốt nhất.

Từ việc gặp gỡ, trao đổi thông tin hòa giải viên tiến hành thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan đến mâu thuẫn tranh chấp cần giải quyết gồm có: Giấy tờ liên quan đến QSDĐ như: GCNQSĐĐ, hợp đồng mua bán, tặng cho, thuê lại, mượn, ủy quyền, chuyển đổi mục đích sử dụng, thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh đối với những trường hợp là vụ án hôn nhân gia đình liên quan đến việc phân chia tài sản, bản đồ quy hoạch ruộng đất,…tất cả những giấy tờ hợp pháp liên quan đến QSDĐ trong tất cả các vụ, việc liên quan đến tranh chấp đất đai mà hòa giải viên cần thu thập để chuẩn bị hồ sơ hòa giải.

Trường hợp các bên tranh chấp đang có xung đột gay gắt, căng thẳng, thì hòa giải viên cần can thiệp kịp thời, khuyên giải các bên bình tĩnh, cùng đối thoại, không để mâu thuẫn nhỏ phát sinh thành mâu thuẫn lớn; tránh kéo dài tình trạng cãi cọ qua lại, bàn tán, xúi giục, kích động, dẫn đến những hành động không được kiểm soát.

Thứ ba: Tìm hiểu các quy định pháp luật vận dụng trong quá trình hòa giải

Từ việc tìm hiểu, thu thập thông tin về nội dung, nguyên nhân mâu thuẫn, cũng như việc thu thập thông tin từ tất cả các bên có nội dung mâu thuẫn; cũng như thu thập tài liệu, chứng cứ trong nội dung hòa giải. Hòa giải viên tiến hành tìm hiểu các quy định pháp luật (BLDS, Luật hòa giải cơ sở, Luật đất đai, Luật thừa kế,…; nghị định, thông tư, v.v...) từ đó đối chiếu với lợi ích, mong muốn của các bên để dự kiến giải pháp tốt nhất. Có thể gợi ý cho các bên về giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp phù hợp với quy định của pháp luật

Trong trường hợp cần thiết, hòa giải viên có thể tham khảo ý kiến của những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ pháp lý như: Thẩm phán, công chức cấp xã, Kiểm sát viên, Luật sư, Chuyên viên địa chính,… Hoặc hòa giải viên có thể đưa vụ việc ra trao đổi, thảo luận trong Tổ hòa giải để tìm ra các quy định pháp luật thích hợp cho việc áp dụng, giải quyết vụ, việc thụ lý.

Đối với những vụ, việc có thể vận dụng các quy định pháp luật một cách rõ ràng, thì dựa trên căn cứ các quy định của pháp luật, hòa giải viên phân tích, đưa ra các căn cứ, giải thích cho các bên có mâu thuẫn biết được vấn đề tranh chấp của mình đang được giải quyết theo chiều hướng như thế nào.

Thứ tư: Tìm hiểu phong tục, tập quán, của địa phương nơi có mâu thuẫn tranh chấp xảy ra

Ngoài những công việc cần làm để chuẩn bị cho hồ sơ hòa giải thì việc hòa giải viên cần tìm hiểu thêm phong tục, tập quán, cũng như truyền

thống văn hóa của địa phương, và những bản sắc dân tộc của những chủ thể đang có tranh chấp; nơi có mâu thuẫn tranh chấp phát sinh. Từ một phương pháp tưởng chưởng đơn giản nhưng đây cũng là một bước làm giúp cho hòa giải viên tổng hợp được đầy đủ nhưng vấn đề về nội dung mà còn cả nguyên nhân và phương pháp, định hướng để giải quyết mâu thuẫn giữa các bên tranh chấp được đạt kết quả cao.

Như vậy, để đạt được kết quả cao nhất trong việc tiến hành hòa giải các vụ, việc dân sự nói chung cũng như hòa giải các vụ án liên quan đến tranh chấp QSDĐ tại cấp cơ sở nói riêng. Bước chuẩn bị hồ sơ để tiến hành hòa giải được coi là bước chuẩn bị quan trọng nhất. Vì nó đã một phần thể hiện được trách nhiệm của người hòa giải viên cũng như nghĩa vụ của các chủ thể có mâu thuẫn cần giải quyết; cũng như sự am hiểu và cách vận dụng pháp luật của các hòa giải viên; cách tiếp cận, thu thập thông tin, thuyết phục đương sự đều được thể hiện qua kỹ năng của hòa giải viên. Chuẩn bị tốt bước này sẽ giúp cho các hòa giải viên có thể giải quyết được vụ, việc của mình đương thụ lý, tiếp cận. Bảo vệ, cũng như đảm bảo đường quyền và lợi ích của các chủ thể tranh chấp; gìn giữ được mối quan hệ tình làng, nghĩa xóm, truyền thống của con người Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kỹ năng hòa giải các tranh chấp về quyền sử dụng đất ở Việt Nam (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)