1.3. Nội dung phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc Việt Nam
1.3.1. Chủ thể phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Tác giả xin được quay trở lại với quy định tại khoản 1, Điều 32, Luật MTTQ Việt Nam 2015:
Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trực tiếp hoặc đề nghị các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị đối với dự thảo văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án (sau đây gọi chung là dự thảo văn bản) của cơ quan nhà nước
Như vậy chủ thể của phản biện xã hội là Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp hoặc các thành viên của MTTQ Việt Nam cấp đó.
Theo Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015 (khoá VIII) thì: Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp là cơ quan chấp hành của Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó [5, Điều 8]
Uỷ ban được bầu ra một cách hợp lệ, được Nhà nước thừa nhận để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Như vậy chủ thể phải là các tổ chức Mặt trận đương nhiệm, được bầu cử theo con đường hợp pháp và được phê chuẩn, công nhận kết quả bầu cử theo quy định của pháp luật hoặc theo tôn chỉ, mục đích của tổ chức đó. Theo phân loại cơ cấu, tổ chức của MTTQ Việt Nam các cấp gồm có:
Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam (cấp trung ương);
Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh);
Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp huyện);
Uỷ ban MTTQ Việt Nam xã, phường, thị trấn thuộc huyện, quận, thị xã (cấp xã);
Hiện nay ở các thôn, xóm, buôn, sóc... có tổ chức ra hình thức “Ban công tác mặt trận” để góp phần tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng và Nhà nước ở địa phương, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư. Tuy nhiên, Ban công tác mặt trận không có chức năng làm công tác phản biện xã hội vì đơn vị cấp thôn nói chung không phải là một cấp chính quyền theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bên cạnh các chủ thể nêu trên thì các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc khác cũng có thể trở thành chủ thể của phản biện xã hội. Chỉ có các tổ chức là “thành viên kết nạp” của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mới có thể trở thành chủ thể của phản biện xã hội nhưng phải thông qua cơ chế được MTTQ Việt Nam cùng cấp “đề nghị”.
Hiện nay, theo cập nhật từ nguồn Bách khoa toàn thư mở, những tổ chức là thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam gồm: Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản Việt Nam, Giáo Hội phật