Cơ chế tiếp thu, giải trình ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chức năng phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam hiện nay (Trang 83 - 86)

2.4. Thực trạng tiếp thu, giải trình ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận

2.4.1. Cơ chế tiếp thu, giải trình ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc

trận Tổ quốc Việt Nam

2.4.1. Cơ chế tiếp thu, giải trình ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tổ quốc Việt Nam

Khoản 3, Điều 36 của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã xác định khá căn cơ các quyền và trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo văn bản được phản biện, đó là việc cơ quan này phải:

Trả lời bằng văn bản đối với kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trường hợp không tiếp thu kiến nghị thì phải giải trình; báo cáo ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành văn bản”.

Đây là một nội dung có tính quyết định đến “số phận” của các ý kiến phản biện xã hội. Cơ chế này một mặt phản ánh mức độ ảnh hưởng, chất lượng của các ý kiến phản biện, mặt khác nó cũng thể hiện trách nhiệm, tính thiện chí tiếp thu của các cơ quan có dự thảo văn bản ở mức độ nào. Thực tiễn đặt ra là làm sao để các ý kiến phản biện xã hội tích cực và đúng đắn không bị “treo” ở trên giấy và trong các hội nghị, đối thoại.

Về phía cơ quan chủ trì phản biện, sau khi đã gửi văn bản phản biện xã hội đến cơ quan soạn thảo sẽ có trách nhiệm xác định thời điểm tiếp nhận và tiến hành theo dõi các “động thái” từ cơ quan soạn thảo liên quan đến việc tiếp thu, sửa đổi, bổ sung... các quy định trong dự thảo văn bản pháp luật theo ý kiến phản biện xã hội. Việc nắm bắt thông tin được thực hiện qua nhiều kênh như thông qua các hội nghị giao ban, thông qua cổng giao tiếp điện tử của cơ quan soạn thảo, thông qua việc trao đổi thông tin giữa lãnh đạo hai bên, thông qua các báo cáo giải trình của chính cơ quan soạn thảo khi trình dự án chính sách lên cấp có thẩm quyền và thông qua các thông tin phản ánh từ báo chí. Cuối cùng cơ quan soạn thảo sẽ phải có văn bản chính thức gửi đến cơ quan chủ trì phản biện để trả lời về việc đã tiếp thu các ý kiến đã phản biện xã hội đó như thế nào.

Về phía cơ quan soạn thảo sau khi đã tiếp nhận ý kiến phản biện xã hội sẽ tiến hành việc thẩm tra, nghiên cứu, xác định các hướng tiếp thu hoặc không tiếp thu ý kiến phản biện. Nếu đồng tình với các ý kiến phản biện thì cơ quan soạn thảo phải có văn bản trả lời về việc tiếp thu các ý kiến đó. Đối với các nội dung không đồng tình thì cơ quan soạn thảo phải có văn bản giải trình về việc không tiếp thu. Trong một tình huống khác nhằm xử lý vần đề này, cơ quan soạn thảo cũng hoàn toàn có thể đề xuất thêm một hội nghị phản biện xã hội để tiến hành “đối thoại” về các nội dung không tiếp thu để các bên hiểu rõ hơn về các quan điểm của nhau. Đó chính là hình thức tổ chức hội nghị đối thoại.

Đánh giá chung trong quá quá trình áp dụng pháp luật, cả tổ chức Mặt trận Trung ương cũng như các địa phương đã có những nỗ lực nhằm cải thiện chất lượng việc tiếp thu, giải trình các ý kiến phản biện xã hội. Đánh giá về yếu tố lạc quan về công phản biện xã hội có trong Báo cáo 651/2018/ BC - MTTW đã có những tổng kết và nhận định như sau:

“Ở Trung ương, trong 5 năm qua, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức được 06 hội nghị phản biện xã hội: Phản biện Dự án Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Dự án Luật về Hội; Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13; Dự thảo Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc; Dự thảo Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi)… với quy mô đại biểu tham gia tương đối lớn và góp ý có chiều sâu...Sau Hội nghị phản biện xã hội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đều có văn bản phản biện gửi các cơ quan được phản biện. Kiến nghị phản biện xã hội của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam được dư luận đánh giá cao, nhiều nội dung phản biện được cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu và có ý kiến phản hồi tích cực....”

Cụ thể việc tiếp thu và có ý kiến phản hồi được thể hiện trong các báo cáo như: Báo cáo số 3544/MTTW-BTT Phản biện xã hội Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015; Báo cáo số 30 /BC-MTTW- HĐTVKHGDMT ngày 07/2/2018, của Hội đồng tư vấn Khoa học - Giáo dục và Môi trường đã tổ chức Hội nghị phản biện Đào tạo sau đại học và bồi dưỡng nhân tài; Báo cáo 4757 /MTTW-BTT ngày 07 tháng 5 năm 2018 Phản biện xã hội Dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; Báo cáo số 5543/MTTW-BTT5 tháng 9 năm 2018 phản biện xã hội Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)

Đối với địa phương cũng có những chuyển biến tích cực do công tác lãnh đạo, chỉ đạo từ Trung ương. Một số nơi, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam đã linh hoạt, sáng tạo trong việc xây dựng và ký kết các quy chế phối hợp

trong hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền với các cơ quan hữu quan

Cụ thể nhiều địa phương đã xây dựng quy chế phối hợp và tiếp thu ý kiến giám sát, phản biện xã hội làm cơ sở cho việc phối hợp hoạt động cũng như xác định trách nhiệm trong việc tiếp thu, giải trình ý kiến phản biện xã hội. Cụ thể

Tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 2855-QĐ/TU ngày 30/1/2015 quy định trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tiếp thu ý kiến góp ý của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; Kế hoạch số 49-KH/TU ngày 19/5/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kiểm tra thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW, Quyết định số 218-QĐ/TW. Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội đã xây dựng Quy chế phối hợp tổ chức phản biện xã hội với Thường trực UBND thành phố; Ban Thường trực MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Bình đã xây dựng Quy chế phối hợp góp ý xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật giữa Ban Thường trực MTTQ Việt Nam tỉnh và Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang đã ký kết chương trình phối hợp với Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh về công tác giám sát và phản biện xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chức năng phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam hiện nay (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)