Yêu cầu về tăng cường chức năng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chức năng phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam hiện nay (Trang 91 - 93)

trận Tổ quốc Việt Nam

3.1.1. Yêu cầu về sự cẩn trọng trong việc ban hành các chính sách công

Đảng và Nhà nước với vai trò lãnh đạo và thực hiện chức năng quản lý xã hội là các chủ thể có thực lực duy trì bên cạnh mình các quyền lực công cộng được Nhân dân và xã hội uỷ thác cũng như khả năng sử dụng các chế tài của Nhà nước đối với các vi phạm chính sách từ cá nhân, công dân, tổ chức... trong xã hội.

Nếu việc sử dụng các quyền lực công một cách đúng đắn sẽ giúp duy trì, bảo vệ tốt các quan hệ xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển. Tuy nhiên nếu việc sử dụng quyền lực công một cách chủ quan, duy ý chí, vi phạm, chà đạp lên các quy luật khách quan của đời sống sẽ tác động tiêu cực lên xã hội, có nguy cơ gây ra các hậu xấu về kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường...Đặc biệt là việc ban hành các chính sách thiếu sự nghiên cứu cẩn trọng hoặc áp dụng nóng vội các mô hình quản lý từ nước ngoài không hoặc chưa phù hợp với thực tiễn của xã hội Việt Nam.

Bên cạnh đó là các thái độ quan liêu, áp đặt, lợi ích nhóm trong ban hành chính sách từ các cơ quan, người có thẩm quyền quản lý...sẽ đẩy chính sách vào các nguy cơ như: tham nhũng, lãng phí, làm suy kiệt nguồn tài nguyên quốc gia và đặc biệt là gây nên những xung đột xã hội và giai cấp trầm trọng.

Vì vậy yêu cầu phải có được thái độ cẩn trọng trong việc đề ra các chính sách công là một điều kiện mang tính khách quan từ xã hội. Yêu cầu này cần được củng cố và bảo đảm thông qua cơ chế chế phản biện xã hội của MTTQ trong việc “kiểm soát” để góp phần loại bỏ, hạn chế các rủi ro, tiêu cực, lãng phí... trong việc ban hành và thực thi các chính sách công.

3.1.2. Yêu cầu về nâng cao nhận thức sự tham gia của Nhân dân đối với phản biện xã hội. với phản biện xã hội.

Về bản chất sự nhận thức của yêu cầu này có nguồn gốc từ bản chất của Nhà nước Việt Nam. Yêu cầu về nhận thức sự tham gia, làm chủ của Nhân dân ở hầu hết các lĩnh vực quản lý đất nước đã được khái quát thành phương ngôn: Dân biết, Dân làm, Dân bàn bạc, Dân kiểm tra. Sự tham gia của người dân vừa trực tiếp, vừa gián tiếp thông qua các cơ chế như: bầu cử, giám sát, trưng cầu dân ý, khiếu nại, tố cáo, phản biện xã hội...đều là những công cụ để Nhân dân thực hiện các quyền làm chủ Nhà nước của mình.

Nhận thức về sự tham gia quản lý xã hội của Nhân dân thông qua hoạt động phản biện xã hội là một xu hướng dân chủ và thực hành dân chủ tiến bộ trên thế giới và là một nhu cầu của thực tiễn trong đổi mới hệ thống chính trị của Việt Nam. Thông qua hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một tổ chức chính trị xã hội trung gian vừa giúp cho xã hội khắc phục tính tự phát, đám đông trong quần chúng nhân dân vừa tạo ra các bước tiến ban đầu trong việc phản biện xã hội đối với các chính sách của Đảng và Nhà nước. Điều này góp phần thoả mãn bước đầu các nhu cầu về quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt của xã hội cũng như tạo các điều kiện thích nghi ban đầu cho sự tham gia trực tiếp của Nhân dân đối với việc ban hành thực hiện các chính sách công.

Thực tiễn khác cũng cho thấy, trình độ dân trí của Nhân dân ta rõ ràng đã ngày càng được gia tăng theo từng giai đoạn lịch sử nhờ ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ, đặc biệt là truyền thông internet, mạng xã hội... đã góp phần gia tăng, phổ biến các tri thức, hiểu biết và những tương tác xã hội.... Nhân dân ta ngày càng dành sự quan tâm tích cực đến các quyết định của Nhà nước có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của mình. Các đóng góp của dư luận và phản biện xã hội ngày càng tỏ ra tích cực, sắc sảo và mạnh mẽ, đã tác động không hề nhỏ đến các điều chỉnh chính sách của các

chủ thể quản lý ở địa phương. Chính điều này đã thúc đẩy nhu cầu cần tăng cường phản biện xã hội đối với các chính sách thông qua những cơ chế hiệu lực, hiệu quả và có tính đại diện rộng rãi hơn nữa thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chức năng phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam hiện nay (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)