Hoàn thiện cơ chế pháp lý cho hoạt động phản biện xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chức năng phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam hiện nay (Trang 95 - 97)

3.2. Giải pháp hoàn thiện chức năng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ

3.2.2. Hoàn thiện cơ chế pháp lý cho hoạt động phản biện xã hội

Quyền năng về phản biện xã hội của MTTQ đã được hiến định tại Điều 10 của Hiến pháp 2013 và được thể chế thành Luật Mặt trận Tổ quốc 2015, bên cạnh đó còn có Quyết định số 217/2013/QĐ-TW của Đảng, Nghị quyết liên tịch số 403/ 2017-NQLT và Thông tri số 23/2017/TTr-MTTW của Mặt trận Trung ương nhằm triển khai thực hiện hoạt động phản biện xã hội có hiệu quả cao trong thực tiễn. Tuy nhiên như đã phân tích ở trên, hiện nay các văn bản, quy định của Đảng và Nhà nước về phản biện xã hội vẫn chưa có sự thống nhất, gây khó khăn trong việc áp dụng, phối hợp thực hiện phản biện xã hội. Định nghĩa về phản biện xã hội, các quy định về nguyên tắc, chủ thể, hình thức, cơ chế tiếp thu, giải trình, giám sát....trong hoạt động phản biện xã hội cũng như tiêu chí đánh giá sự phù hợp của vấn đề cần phản biện xã hội vẫn còn nhiều bất cập, chưa được rõ ràng là những nguyên nhân tác động đến hiệu quả thực hiện chính sách và pháp luật. Để tiếp tục khắc phục những bất cập này và đóng góp chung vào công tác lý luận để tiếp tục quá trình nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các chính sách của Đảng và Nhà nước, tác giả xin được đề xuất một số giải pháp cơ bản sau đây:

Một là: Để đảm bảo sự tương thích giữa quy định của Đảng trong Quyết định số 217/QĐ –TW của Đảng và Quyết định số 14/2014/QĐ –TTg của Thủ tướng Chính phủ về thẩm quyền phản biện xã hội của Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam thì cần thiết phải tiến hành sửa đổi hoặc bổ sung các quy định có liên quan ở một trong hai văn bản nêu trên. Nếu sửa đổi, bổ sung Quyết định số 217/QĐ –TW của Đảng thì nên tiếp cận theo hướng ghi nhận

thêm quyền phản biện xã hội cả đối với Liên hiệp các hội khoa học kĩ thuật Việt Nam - với tư cách là một tổ chức xã hội – nghê nghiệp đặc thù. Cụ thể sẽ sửa ở khoản 3 Điều 1 theo hai hướng tiếp cận như sau:

“Giám sát và phản biện xã hội là giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học và kĩ thuật Việt nam và các đoàn thể chính trị - xã hội” hoặc theo phương án không liệt kê chủ thể như trên mà bổ sung thêm theo hướng: “Giám sát và phản biện xã hội là giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội hoặc các tổ chức khác khi cơ quan của Đảng có đề nghị phản biện”.

Nếu sủa đổi, bổ sung trong Quyết định số 14/2014/QĐ–TTg về quy chế tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội khoa học và kĩ thuật Việt Nam thì cũng tiếp cận theo hai hướng: Một là bỏ quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 3 để đảm bảo tính tương thích với Quyết định 217/2013/QĐ /TW của Đảng hoặc là giữ nguyên quy định đối tượng phản biện là “Các đề án về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng” nhưng bổ sung thêm cụm từ: Việc thực hiện phản biện đối với các dự thảo văn bản này sẽ thực hiện theo quy định của Đảng.

Việc thể chế hoá các quan điểm của Đảng vào pháp luật của Nhà nước là một nguyên tắc trong hệ thống chính trị hiện hành. Tuy nhiên xét về tính độc lập giữa các chủ thể quyền lực nhà nước thì các quy định của Nhà nước và các quy định của Đảng có sự độc lập tương đối, vì vậy việc sửa đổi để đảm bảo sự tương thích như trên là phù hợp với thể chế chính trị của Việt Nam cũng như tạo sự linh hoạt, dẫn chiếu gián tiếp sang các quy định của cơ quan khác.

Hai là: Cần phải xác định rõ ràng ở góc độ thuật ngữ, hoặc phải có sự giải thích thuật ngữ trong Quyết định số 14/2014/QĐ–TTg. Bởi lẽ, như quy định hiện nay thì người áp dụng pháp luật được hiểu là Liên hiệp các Hội khoa học và kĩ thuật Việt Nam phản biện xã hội cả các dự thảo đề án và cả các đề án đã có hiệu lực. Việc quy định rõ ràng như vậy sẽ xác định rõ ràng

mối quan hệ, phạm vi trách nhiệm giữa Liên hiệp với MTTQ cùng cấp theo Luật MTTQ. Cụ thể nên sửa đổi quy định tại khảo 2 Điều 2 phần quy định chung như sau:

“Phản biện là hoạt động đưa ra nhận xét, đánh giá, phê bình và các khuyến nghị về sự phù hợp của nội dung đề án với mục tiêu và các điều kiện đã quy định hoặc thực trạng đặt ra.” nay sẽ được sửa đổi thành:

“Phản biện xã hội là hoạt động đưa ra nhận xét, đánh giá, phê bình và các khuyến nghị về sự phù hợp của nội dung đề án với mục tiêu và các điều kiện đã quy định hoặc thực trạng đặt ra theo quy định của Luật mặt trận Tổ quốc Việt Nam và theo những quy định riêng tại Quyết định này”.

Việc bổ sung thêm cụm từ “theo quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” là đảm bảo tính phù hợp với Luật MTTQ nếu đối tượng phản biện là các dự thảo. Còn cụm từ “và theo những quy định riêng tại Quyết định này” là nhằm đảm bảo cho Liên hiệp có thể phản biện cả đối với những dự án, đề án đang hoạt động, đang có hiệu lực pháp luật.

Ba là: UBTWMTTQ Việt Nam tiếp tục nghiên cứu và tổng kết thực tiễn để tham mưu với Đảng và Nhà nước về việc ban hành một đạo luật riêng về phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam. Có thể là Luật Phản biện xã hội, với đạo luật như vậy chúng ta sẽ xác định một cách căn cơ hơn các nội dung và nguồn lực để thực hiện phản biện xã hội, đặc biệt là thích ứng với yêu cầu mở rộng đối tương cần phản biện xã hội và xác định rõ nét hơn vị trí vai trò của các tổ chức xã hội trong phản biện xã hội. Trong trường hợp chưa thể có một đạo luật về phản biện xã hội thì chí ít Chính phủ cũng cần nghiên cứu để ban hành một Nghị định riêng biệt về hoạt động phản biện xã hội trong đó làm rõ hơn vai trò của các tổ chức xã hội và công dân trong phản biện xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chức năng phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam hiện nay (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)