Những bất cập, hạn chế trong việc tổng hợp và phản ánh ý kiến phản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chức năng phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam hiện nay (Trang 80 - 83)

2.3. Thực trạng tổng hợp và phản ánh ý kiến phản biện xã hội của Mặt

2.3.2. Những bất cập, hạn chế trong việc tổng hợp và phản ánh ý kiến phản

kiến phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc tổng hợp và phản ánh ý kiến phản biện xã hội trên thực tế vẫn chưa tuân thủ đầy đủ theo các quy định của pháp luật về gửi văn bản phản biện xã hội. Mặc dầu các quy định hiện hành đã đề cập đến việc sau khi kết thúc các hội nghị phản biện xã hội thì cơ quan chủ trì có trách nhiệm ra văn bản phản biện nhưng quy trình này vẫn chưa được thực hiện có hiệu quả và đồng bộ trên toàn quốc. Đặc biệt là việc giám sát, đôn đốc bộ phận tham mưu, giúp việc trong việc tổng hợp và dự trình văn bản phản biện sau các hội nghị.

Nhiều hội nghị phản biện kết thúc nhưng lại không ra văn bản phản biện hoặc ra văn bản phản biện muộn, thậm chí nhiều cơ sở còn nhận thức rằng các ý kiến phản biện tại hội nghị sẽ thay thế cho việc ra văn bản phản biện. Xét về khía cạnh quy định, các ý kiến tranh luận tại hội nghị phản biện chưa phải là ý kiến chính thức của chủ thể thực hiện phản biện xã hội. Chỉ khi nào có văn bản phản biện chính thức, có chữ kí và đóng dấu cơ quan và người đứng đầu tổ chức Mặt trận hoặc tổ chức chính trị - xã hội có thẩm quyền được gửi đến cơ quan soạn thảo thì mới được coi là ý kiến phản biện xã hội chính thức và là thời điểm kết thúc của quy trình phản biện xã hội.

Việc ghi chép các ý kiến phản biện xã hội tại hội nghị chưa có sự cẩn trọng và rõ ràng, đặc biệt là các ý kiến từ các học giả và các chuyên gia có uy tín và kinh nghiệm. Nhiều ý kiến phản biện xuất sắc vẫn chưa được đưa vào văn bản phản biện hoặc việc diễn đạt, chuyển tải chưa đầy đủ ý tưởng, quan điểm phản biện trong văn bản. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hạn chế này, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ những bất đồng quan điểm giữa người đứng đầu cơ quan tổ chức chính trị - xã hội với cá nhân các học giả hoặc các chuyên gia được mời tham gia phản biện.

Việc tổng hợp, phân loại các ý kiến phản biện xã hội trong văn bản phản biện còn chưa đảm bảo tính khoa học, thống nhất theo mẫu, đặc biệt là cách hành văn và bố cục trình bày trong văn bản phản biện. Hiện tại các quy định của pháp luật hiện hành chỉ dừng lại việc quy định cơ quan chủ trì phản biện sau đó phải có văn bản phản biện gửi cơ quan soạn thảo, còn việc thể hiện các nội dung, bố cục, xắp xếp, phân loại hoặc cách thức đính kèm hay không đính kèm các ý kiến phản biện xã hội cùng với văn bản phản biện thì chưa có quy định cụ thể. Mặt trận Tổ quốc Trung ương cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về biểu mẫu văn bản phản biện áp dụng chung cho cả nước. Dẫn đến thực tế khi làm văn bản phản biện có sự trình bày khác nhau, chủ yếu văn bản phản biện thể hiện nội dung thông qua phương pháp khái quát hoá các ý kiến, quan điểm chứ chưa quan tâm đến việc trích dẫn cụ thể từ các tác giả, học giả hoặc có phụ lục danh sách ý kiến kèm theo. Điều này có thể làm cho sức thuyết phục của văn bản phản biện bị suy giảm đi ít nhiều.

Bên cạnh đó, việc gửi các văn bản phản biện chưa có quy định cụ thể về hình thứ gửi trực tiếp hay không trực tiếp và có cần xác nhận về việc đã tiếp nhận tài liệu văn bản phản biện từ từ cơ quan soạn thảo hay không. Nhiều tổ chức cơ sở chọn lựa gửi bằng hình thức bưu điện nên có thể dẫn đến các nguy cơ bị thất lạc hoặc không có sự chắc chắn về việc cơ quan soạn thảo đã nhận được hay chưa nhận được văn bản phản biện. Cơ quan tiếp nhận được văn bản phản biện trong nhiều trường hợp cũng không có thông báo kịp thời về việc đã nhận được văn bản phản biện từ Mặt trận nên không xác định được thời điểm tiếp nhận để làm cơ sở cho việc giám sát việc tiếp thu, giải trình sau này.

Việc khai thác kênh thông tin dư luận xã hội trong quá trình tổng hợp phản ánh các ý kiến phản biện vẫn còn là một khâu yếu hiện nay. Thăm dò dư luận xã hội không chỉ là một công cụ hỗ trợ cho việc xây dựng kế hoạch phản biện mà còn là một “kênh tham khảo” phong phú các ý kiến từ cử tri, nhân

dân, đồng thời chuyển tải các tâm tư nguyện vọng đúng đắn của nhân dân vào văn bản phản biện xã hội. Việc lưu trữ, phân loại các ý kiến phản biện xã hội từ các chuyên gia, nhà khoa học vẫn chưa được đảm bảo.

Các quy định của pháp luật về phản biện xã hội vẫn chưa có sự cụ thể hoá chi tiết, làm rõ hơn nữa trách nhiệm, quy trình trong việc tổng hợp các ý kiến phản biện xã hội, đặc biệt là việc chưa có quy định về hoạt động khảo sát dư luận xã hội bên cạnh các ý kiến phản biện chính thống, một cơ chế đã được sử dụng hữu hiệu ở các nước văn minh, tiên tiến. Các thiết chế chuyên nghiên cứu về dư luận xã hội vẫn còn yếu và thiếu ở nước ta hiện nay, đặc biệt là vấn đề xã hội hoá trong nghiên cứu dư luận xã hội chưa được quan tâm thích đáng khiến cho việc thu thập, tổng hợp ý kiến phản biện xã hội nặng về yếu tố cảm tính, chạy theo định hướng, lãnh đạo, báo chí, truyền thông... mà thiếu đi các số liệu, phân tích, so sánh một cách độc lập và đáng tin cậy. Đặc biệt là tâm lý “xem nhẹ” các đánh giá chính sách từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các cơ sở cứu tư nhân... cũng đang là những vần đề bất cập ở Việt Nam hiện nay.

Các tổ chức Mặt trận cơ sở hiện đang chú trọng nhiều hơn đến việc phản ánh ý kiến phản biện xã hội đến các cơ quan Đảng và Nhà nước. Các tổ chức Mặt trận cơ sở và hệ thống chính trị vẫn chưa xây dựng được các cơ chế thông tin, phản ánh liên tục các kết quả phản biện xã hội đối với truyền thông và báo chí; đặc biệt là hoạt động quan hệ công chúng, phản ánh kịp thời tình hình về phản biện xã hội đến cử tri và nhân dân vẫn chưa được đảm bảo. Tâm lý chưa coi trọng mạng xã hội, chỉ xem mạng xã hội như một thiết chế nặng về yếu tố giải trí vẫn còn tồn tại trong bộ phận không nhỏ các cán bộ, công chức, viên chức. Vẫn còn tâm lý đánh giá thấp thái độ chính trị của cử tri, nhân dân lao động, cho rằng sự hiểu biết của nhân dân về chính trị - xã hội còn phiến diện, bột phát, chưa có nhãn quan chính trị...cũng là những nguyên

nhân ảnh hưởng đến thái độ tiếp nhận và tổng hợp các ý kiến phản biện xã hội.

Việc thiếu một hệ thống kênh tiếp nhận các ý kiến phản biện xã hội mang tính thường xuyên, liên tục cũng là một nguyên nhân khiến cho công tác nghiên cứu dư luận xã hội thiếu sự năng động và sáng tạo. Mặt khác các công cụ gửi thư, góp ý được thiết kế tại các trang thông tin của Mặt trận lại không có sự phản hồi, khích lệ kịp thời đã tạo ra các tâm lý chán nản trong việc đóng góp các ý kiến phản biện.

Các hình thức diễn đàn chính sách, bình luận chính sách, hội thảo chính sách...từ các nhóm xã hội dân sự vẫn chưa được thúc đẩy cởi mở, đặc biệt chú trọng vào nhóm đối tượng các bạn trẻ. Hiện nay các chủ đề như vậy vẫn đang dừng lại ở các mô hình hội thảo công lập thiên về yếu tố bảo vệ các giá trị của nhà nước. Công tác đoàn, đội của chúng ta vẫn còn nặng về yếu tố phong trào là chính. Trong khi ấy các tổ chức đoàn thanh niên trong hệ thống chính trị hoàn toàn có thể tổ chức ra các diễn đàn chính sách, đối thoại với người trẻ tuổi...để qua đó phát hiện, tổng hợp các sáng kiến và ý tưởng cho phản biện chính sách trước khi gửi đến các cơ quan Mặt trận xem xét và thảo luận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chức năng phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam hiện nay (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)