Hình thức phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chức năng phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam hiện nay (Trang 52 - 56)

1.3. Nội dung phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc Việt Nam

1.3.3. Hình thức phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Theo quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc, hiện nay có 03 hình thức phản biện xã hội cơ bản gồm:

- Tổ chức hội nghị phản biện xã hội.

- Gửi dự thảo văn bản được phản biện đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến phản biện xã hội.

- Tổ chức đối thoại trực tiếp giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với cơ quan, tổ chức có dự thảo văn bản được phản biện xã hội. [5, Điều 34]

Tuỳ thuộc vào đối tượng, tính chất cần phản biện, mối quan hệ công tác, thậm chí cả yếu tố thời gian, không gian, điều kiện đặc thù của mỗi địa phương mà MTTQ cùng cấp lựa chọn hình thức phản biện cho phù hợp.

- Hình thức tổ chức hội nghị phản biện xã hội: Là một hình thức được tổ chức với sự tham gia của bên phản biện xã hội và bên được phản biện xã hội, ngoài ra còn có sự tham gia của các thành phần được mời như các tổ tổ chức, cơ quan nhà nước có liên quan...

Về trình tự hội nghị: Hội nghị sẽ được diễn ra dưới sự điều hành của đại diện lãnh đạo MTTQ cùng cấp hoặc các tổ chức thành viên. Các thứ tự thực hiện công việc trong hội nghị gồm: khai mạc hội nghị, giới thiệu mục đích, nội dung cần hội nghị phản biện xã hội; đại diện lãnh đạo MTTQ cùng cấp định hướng nội dung cần phản biện xã hội; các đại biểu tham dự hội nghị thảo luận; đại diện cơ quan có dự thảo, chính sách bổ sung thông tin hoặc giải trình những nội dung được phản biện xã hội; cuối cùng đại diện MTTQ cùng cấp kết luận. Kết thúc hội nghị MTTQ hoặc tổ chức chính trị - xã hội xây

dựng văn bản phản biện xã hội gửi cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo dự thảo chính sách, văn bản.

- Hình thức gửi dự thảo văn bản được phản biện đến các cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến phản biện xã hội: Là việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội tổ chức việc nghiên cứu hoặc gửi dự thảo văn bản được phản biện xã hội đến các cơ quan, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn, các vị chức sắc tôn giáo, cá nhân tiêu biểu trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản được phản biện xã hội để lấy ý kiến.

Sau khi kết thúc việc nghiên cứu hoặc lấy ý kiến cho dự thảo, chính sách thì MTTQ cùng cấp hoặc tổ chức chính trị - xã hội tổng hợp, phân loại, chọn lọc ý kiến; Trong trường hợp cần thiết, đề nghị cơ quan có dự thảo, chính sách giải trình thêm về các nội dung cần thiết. Kết thúc quy trình này, MTTQ hoặc tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp ra văn bản phản biện xã hội gửi đến cơ quan có dự thảo, chính sách.

- Hình thức tổ chức đối thoại trực tiếp giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với cơ quan, tổ chức có dự thảo văn bản được phản biện xã hội: Đây

là hình thức có sự hạn chế về thành phần tham gia phản biện xã hội. Hình thức này chỉ bao gồm bên phản biện và bên chủ trì soạn thảo văn bản, chính sách được phản biện. Trong trường hợp cần thiết hội nghị đối thoại sẽ mời thêm cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách, văn bản đó tham gia.

Trình tự hội nghị đối thoại: Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội chủ trì hội nghị đối thoại nêu rõ sự cần thiết, ý nghĩa, mục đích của phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản được phản biện xã hội. Đại diện cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện xã hội trình bày những nội dung cơ bản của dự thảo văn bản. Đại biểu được mời dự hội nghị đối thoại nêu câu hỏi, đặt vấn đề cần làm rõ, thể hiện quan điểm, ý kiến về nội dung được phản biện xã hội. Tiếp theo đại diện cơ quan, tổ chức

chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện xã hội trình bày bổ sung, giải trình làm rõ những vấn đề liên quan đến nội dung được phản biện xã hội. Cuối cùng, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội kết luận.

“Trên cơ sở kết quả của hội nghị đối thoại, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội xây dựng văn bản phản biện xã hội gửi cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện xã hội và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành văn bản”.[17, Điều 19]

Tiểu kết chương 1

Trong Chương 1 tác giả đã giới thiệu khái quát về sự hình thành, phát triển của MTTQ; vị trí, vai trò của tổ chức Mặt trận trong hệ thống chính trị cũng như giới thiệu về chức năng phản biện xã hội của MTTQ theo quy định của Hiến pháp 2013 và Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015. Quá trình chính sách hoá, nội luật hoá các quan điểm, chủ trương về phản biện xã hội của Đảng và Nhà nước rõ ràng là có sự tiếp thu hợp lý các giá trị của phản biện khoa học. Trong đó phải kể đến vai trò rất lớn của các học giả, các nhà hoạt động thực tiễn trong quá trình làm chuyển hoá các quan niệm về phản biện xã hội.

Tác giả cũng đã đề cập các quan điểm của một số học giả tiêu biểu về cách tiếp cận định nghĩa phản biện xã hội ở nhiều giác độ khác nhau như chính trị học, xã hội học, luật học... để đối chiếu với các quy định hiện hành theo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dưới từng giác độ như: tính chất, đối tượng, nguyên tắc, phạm vi, hình thức... của phản biện xã hội.

Phản biện xã hội là một xu hướng phát triển tất yếu của quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam. Đó là một hoạt động có ý thức, tích cực, chủ động từ cộng đồng, các lực lượng xã hội trên cơ sở đưa ra các ý kiến, quan điểm, lập luận khoa học về tính đúng đắn của các chính sách, pháp luật

công nhằm làm cho sự áp dụng đó trở nên có hiệu quả và phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội. Hoạt động này được dẫn dẵn bởi các lực lượng có tính chất đại diện hợp pháp, được tiến hành theo các trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. Xuất phát từ các nguyện vọng chính đáng của Nhân dân thông qua hoạt động phản biện xã hội để nhằm giúp cho các dự thảo chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cũng như quá trình tổ chức thực hiện sẽ phát huy được đúng với giá trị của chính sách.

Hoạt động phản biện xã hội đồng thời cũng tự nó phân biệt với các hình thức sinh hoạt chính trị - xã hội khác như giám sát xã hội, dư luận xã hội....ở các khía cạnh tính chất, động cơ, mục đích, chủ thể thực hiện. Trong chương này tác giả đã tập trung làm rõ các đặc điểm về tính chất và đối tượng của phản biện xã hội để làm cơ sở lý luận đánh giá thực trạng, bất cập của các quy định hiện hành cũng như việc đưa ra các kiến nghị, đề xuất trong việc sửa đổi các quy định cho phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn đặt ra.

Chương 2. THỰC TRẠNG CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chức năng phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam hiện nay (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)