2.4. Thực trạng tiếp thu, giải trình ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận
2.4.2. Những bất cập, hạn chế trong việc tiếp thu, giải trình ý kiến phản biện xã
biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Bên cạnh những yếu tố lạc quan, tích cực trong một nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng cho hoạt động tiếp thu, giải trình các ý kiến phản biện xã hội thì hoạt động này còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Từ việc thiếu cơ chế pháp lý cho đến thực tiễn tiếp thu, giải trình cũng như làm rõ các trách nhiệm trong vấn đề này còn chưa có sự mạch lạc, rõ ràng. Các số liệu nêu trên còn phản ánh tính cục bộ, chưa có sự vào cuộc đồng bộ trên phạm vi toàn quốc.
Thứ nhất: Mặc dù đã có quy định về cơ chế giải trình, tiếp thu nhưng trong thực tiễn các cơ quan soạn thảo dự thảo chính sách vẫn chưa thực hiện quy trình này một cách có thiện chí và trách nhiệm.
GS.TS Bùi Xuân Đức – nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Mặt trận, UBTWMTTQ Việt Nam đánh giá: Có nhiều nội dung đã được phản biện đúng đắn nhưng sau này khi thông qua chính sách cơ quan soạn thảo vẫn giữ nguyên như nội dung đầu khiến cho giá trị của phản biện, danh dự của tổ chức Mặt trận bị giảm sút, thậm chí là có tâm lý xem nhẹ vai trò của Mặt trận Tổ quốc. Nhưng đó chỉ là yếu tố tiếp thu một chiều, còn chiều khác chính là sự năng động, giám sát mạnh mẽ từ phía các tổ chức Mặt trận. Khi luật quy định về trách nhiệm tiếp thu, giải trình thì Mặt trận có quyền đưa ra các yêu cầu về việc cơ quan soạn dự thảo đã tiếp thu và chuyển hoá các ý kiến của Mặt trận như thế nào. Tuy nhiên các cấp Mặt trận vẫn đang lúng túng và bị động trước các yêu cầu nhiệm vụ chính trị của mình, khiến cho hiệu lực của phản biện xã hội cũng bị suy giảm đi khá nhiều.
Thứ hai: Việc tiếp thu, giải trình các ý kiến phản biện xã hội vẫn còn mang tính hình thức, chủ yếu là thực hiện “cho đẹp hồ sơ” khi trình dự án chính sách ra các cơ quan có thẩm quyền. Về mặt thể thức thì cơ quan soạn thảo đã ca ngợi MTTQ có những đánh giá rất đúng đắn, tuy nhiên khi ban hành chính sách thì “đâu vẫn hoàn đó”, xin “giữ nguyên phương án” cũ. Thậm chí cá biệt còn có hiện tượng làm sai lệch các ý kiến phản biện xã hội bằng những “quy trình kín” mà tổ chức Mặt trận không hề hay biết.
Theo đánh giá của bà Nguyễn Thị Minh Thủy, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI: Pháp luật hiện hành chỉ qui định lấy ý kiến một cách chung chung nên việc thực hiện nặng về hình thức. Chủ yếu làm đẹp hồ sơ thẩm định chứ chưa thể hiện ý kiến của các đối tượng điều chỉnh. Việc thực hiện qui định về lấy ý kiến, phản biện của nhân dân đối với các dự thảo VBQPPL như hiện nay không thể hiện thiện chí của cơ quan soạn thảo vì chỉ
cơ quan này chỉ “đưa lên web những dự thảo… dài loằng ngoằng mà không hề có thông tin kèm theo” khiến người dân, tổ chức không biết phải góp ý như thế nào. Vì thế, nhiều dự thảo không hề có ý kiến góp ý.
Bên cạnh đó, đại diện các Hội đồng tư vấn của UBTW MTTQ Việt Nam cũng nêu quan điểm cho việc chính sách vẫn còn thiếu cơ chế rõ ràng về giải trình, tiếp thu, phản hồi ý kiến đóng góp vào các dự thảo VBQPPL khiến “người dân, tổ chức nản, không muốn góp ý”, nhiều dự án, dự thảo chính sách, pháp luật sau khi được đưa ra các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thảo luận thì mới nhận được phản ứng từ phía dư luận xã hội.
Thứ ba: Trong hướng dẫn về mẫu báo cáo công tác hàng năm của MTTQ các cấp gửi về UBTWMTTQ Việt Nam vẫn chưa thiết kế riêng mục phần:
Kết quả tiếp thu, giải trình ý kiến phản biện xã hội của cơ quan soạn thảo.
Điều này làm cho việc tổng hợp số liệu về tiếp thu, giải trình ý kiến phản biện đã không được thường xuyên, căn cơ và liên tục. Đặc biệt còn gây ra khó khăn cho việc đánh giá mức độ hiệu quả, trách nhiệm đến đâu của các chủ thể tham gia vào quy trình phản biện xã hội.
Thứ tư: Vấn đề xác định trách nhiệm tiếp thu, giải trình các ý kiến phản biện xã hội vẫn chưa được đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, công khai, minh bạch để công dân, cử tri giám sát đa chiều; qua đó đánh giá được mức độ trách nhiệm của các bên trong hoạt động phản biện xã hội.
Theo khảo sát bước đầu của tác giả, các báo cáo công tác của một số địa phương hầu như không thể hiện được nội dung đã tiếp thu, giải trình các dự thảo chính sách, pháp luật theo kết quả phản biện của MTTQ như thế nào, chẳng hạn như đã: lùi thời hạn thông qua dự thảo, làm rõ các nội dung còn gây tranh cãi; sửa chữa, bổ sung các nội dung Mặt trận góp ý...và việc tiếp cận các nội dung như vậy trên cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là việc thu thập dữ liệu cho hoạt động nghiên cứu khoa học Mặt trận.
Theo đánh giá của ông Ngô Sách Thực, Phó chủ tịch UBTWMTTQ Việt Nam thì: Đoàn Chủ tịch UBTWMTTQ Việt Nam nhận thấy, giám sát phản biện của MTTQ Việt Nam là giám sát, phản biện không chế tài, mặc dù luật đã có quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát, của cơ quan, tổ chức chủ trì dự thảo văn bản được phản biện xã hội và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan song luật chưa rõ về cơ chế thực hiện trách nhiệm đó như thế nào? thực hiện ra sao? thời hạn cụ thể là bao nhiêu ngày? và giá trị pháp lý đối với việc thực hiện, xem xét, giải quyết những kiến nghị phản biện của MTTQ Việt Nam.
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả hoạt động giám sát phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam thời gian qua kết quả chưa như mong đợi, kiến nghị của MTTQ Việt Nam nhiều khi là một phía, sự phản hồi chưa có chuyển biến tích cực, rất khó xác định trách nhiệm bảo đảm thực hiện được các hình thức giám sát, phản biện xã hội. [16]
Bên cạnh nguyên nhân từ cơ chế mà ông Ngô Sách Thực đã chỉ ra ở trên, tác giả còn cho rằng, thái độ, tinh thần trách nhiệm là yếu tố chủ quan tác động đến thực trạng nêu trên. Các quy định của pháp luật thì có độ khái quát cao, trong khi thực hiện thì cần sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt và còn căn cứ vào các quy chế phối hợp làm việc giữa các bên. Hơn nữa, tinh thần trách nhiệm là một nguyên tắc được xác định trong phần lý luận về phản biện xã hội. Tính trách nhiệm, sự tận tâm, tận tuỵ của cán bộ sẽ quyết định đến thái độ của những hành vi giám sát, đôn đốc, phản hồi giữa các chủ thể tham gia tham gia vào phản biện xã hội. Việc Luật hiện hành chưa luật hoá nguyên tắc:
“văn hoá trách nhiệm trong phản biện xã hội” có thể là một thiếu sót trong việc đẩy mạnh tinh thần và đạo đức công vụ của các chủ thể khi tham gia vào quy trình phản biện xã hội.
Tiểu kết chương 2
Trong Chương này, tác giả đã khái lược, phân tích và đưa ra các đánh giá về thực trạng, bất cập trong tổ chức các cuộc phản biện xã hội trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp số liệu có trong Báo cáo số 651 ngày 03/12/2018 Báo Cáo sơ kết 05 năm thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (Khóa XI) và các báo cáo công tác năm của UBTWMTTQ từ (2012 -2018. Nội dung trọng tâm là chỉ ra các bất cập và hạn chế trong thực tiễn tổ chức thực hiện phản biện xã hội tác giả tập trung làm rõ các nguyên nhân ảnh hưởng, hạn chế, đặc biệt nhấn mạnh đến cơ chế quyền tiếp cận, giám sát của cử tri và nhân dân đối với kết quả phản biện xã hội, bên cạnh đó tác giả cũng dành sự quan tâm và ủng hộ cơ chế mạng xã hội tham gia vào hoạt động giám sát và phản biện xã hội. Trên cơ sở các thực trạng của Chương 2, ở chương tiếp theo tác giả sẽ trình bày các yêu cầu và giải pháp để nâng cao hiệu quả chức năng phản biện xã hội trong thời gian tới.
Chương 3. HOÀN THIỆN CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC