2.2. Thực trạng triển khai các cuộc phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc
2.2.1. Tổ chức các cuộc phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
trạng vẫn còn sự thụ động, thiếu tinh thần trách nhiệm trong bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức ở các tổ chức Mặt trận cơ sở trong việc nắm bắt dư luận xã hội, tâm tư nguyện vọng của cử tri, nhân dân. Bên cạnh đó, chính công tác tham mưu, giúp việc yếu kém, trì trệ cũng là một trong các nguyên nhân làm cho việc xây dựng kế hoạch công tác trở nên bị động.
Ngoài ra thực trạng này còn chịu ảnh hưởng nhiều từ cơ chế vận hành quan liêu, bao cấp, chưa phát huy được tính độc lập, sáng tạo và trách nhiệm trong công tác của mình, đặc biệt là vai trò dẫn dắt của người đứng đầu.[16]
2.2. Thực trạng triển khai các cuộc phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tổ quốc Việt Nam
2.2.1. Tổ chức các cuộc phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nam
Số liệu từ Báo cáo 651/BC-MTTW cho thấy: Ở Trung ương, trong 5 năm từ (2015 -2018), Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức được 06 hội nghị phản biện xã hội: Phản biện Dự án Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Dự án Luật về Hội; Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13; Dự thảo Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc; Dự thảo Luật phòng
chống tham nhũng (sửa đổi)… với quy mô đại biểu tham gia tương đối lớn và góp ý có chiều sâu [6, Phần II, Mục 2.2]
Để chuẩn bị thực hiện các cuộc phản biện xã hội, chủ thể là cơ quan chủ trì sẽ tiến hành xây dựng về chương trình phản biện xã hội gửi tới các cá nhân, tổ chức và thông báo kế hoạch trên cổng thông tin điện tử của các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp; tổ chức họp bàn, quán triệt, phân công và chuẩn bị tốt các ý kiến phản biện xã hội từ các chuyên gia, người có chức trách được giao nhiệm vụ; chuẩn bị các tài liệu đọc, tài liệu tham khảo, tài liệu thuyết trình cho các đại biểu tham dự hội nghị phản biện; chuẩn bị nhân sự thư kí, các biểu mẫu, văn bản, biên bản để tổng hợp, ghi chép các nội dung kết quả của mỗi cuộc phản biện xã hội. Chuẩn bị các thiết bị, phương tiện về âm thanh, ánh sáng, máy chiếu, các công cụ kĩ thuật hỗ trợ khác... Thiết kế, bố trí không gian dự phần họp cho phù hợp với tính chất của mỗi hình thức phản biện xã hội. Ngoài ra các bên liên quan có thể mời các cơ quan thông tấn, báo chí tham dự đưa tin, viết bài phản ánh đến công chúng và dư luận nhân dân về diễn biến cũng như kết quả các hội nghị phản biện xã hội.
Xây dựng trương trình phản biện xã hội: Bao gồm các nhóm công việc như gửi văn bản thông tin về chương trình tổ chức phản biện xã hội, thông báo thời gian, địa điểm tổ chức phản biện xã hội; giới thiệu thành phần tham gia phản biện xã hội; nội dung chính trong hội nghị phản biện xã hội; trình tự diễn biến của cuộc phản biện xã hội từ (khai mạc tuyên bố lý do, trình bày nội dung dự thảo, tóm tắt nội dung phản biện xã hội, mục phần các đại biểu thảo luận, tranh luận; giải trình của bên soạn thảo, chủ toạ ra kết luận và bế mạc hội nghị).
Chuẩn bị tốt các ý kiến phản biện xã hội từ các học giả, chuyên gia:
Đây được xem là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi cuộc phản biện xã hội. Công việc này chủ yếu xác định các nội dung tranh luận sẽ được đưa ra phản biện, chú trọng làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của quan điểm phản biện đó. Chủ
thể phản biện xã hội lựa chọn các nội dung và nhân sự đã được chuẩn bị cụ thể để hỏi, đối đáp, tranh luận... với cơ quan có dự thảo văn bản pháp luật, chính sách. Tuỳ thuộc vào từng nhóm vấn đề, cơ quan chủ trì phản biện sẽ giao cho một hoặc nhóm các học giả, chuyên gia giàu kinh nghiệm, uy tín xây dựng căn cứ phản biện hoặc có thể tiến hành công bố các tài liệu đã được gửi đến từ các học giả, chuyên gia nếu họ vắng mặt trong hội nghị phản biện và chủ toạ xét thầy điều đó là cần thiết trong hội nghị.
Trong hội nghị hoặc hội nghị đối thoại, sau phần khai mạc, giới thiệu nội dung thì tuỳ vào cách điều hành sáng tạo của chủ toạ mà người điều hành phản biện xã hội có thể dẫn dắt diễn biến đi theo các hướng khác nhau: Hoặc là dành cho cơ quan có dự thảo chính sách trình bày trước sáng kiến dự thảo pháp luật của mình sau đó cơ quan chủ trì phản biện sẽ đối đáp và tranh luận lại. Hoặc cơ quan chủ trì phản biện sẽ đi ngay vào tóm tắt các nội dung quan điểm cần phản biện, đưa ra tranh luận phản biện, sau đó cơ quan có sáng kiến pháp luật sẽ cung cấp thông tin và giải trình lại theo yêu cầu từ bên phản biện. Trên thực tế thì hình thức thứ nhất sẽ được sử dụng nhiều hơn vì nó giúp cho cơ quan chủ trì phản biện có thêm thời gian lắng nghe các trình bày, ý kiến, giải trình của cơ quan trình dự thảo trước khi đưa ra lập luận, tranh luận phản biện của riêng mình.
Đối với hình thức hội nghị phản biện: Các ý kiến phản biện xã hội chủ yếu được “đặt hàng” trước cho các chuyên gia, học giả có kinh nghiệm và uy tín theo từng lĩnh vực chuyên môn công tác. Các chuyên gia sẽ sử dụng phương pháp đặt các câu hỏi, nêu quan điểm của chủ thể phản biện trong hội nghị theo hướng truy tìm cơ sở khoa học nào, cơ sở thực tiễn cho việc trình sáng kiến đề xuất của cơ quan soạn thảo. Sau đó các đại biểu tiến hành thảo luận, tranh luận, đối đáp. Chủ toạ định hướng các ý kiến phản biện và quyết định việc rút ngắn hoặc kéo dài việc tranh luận, đối đáp để làm sáng tỏ vấn đề
quan trọng, việc này phần nhiều phụ thuộc vào đối tượng cần xem xét phản biện cũng như yếu tố về thời gian.
Đối với hình thức gửi dự thảo văn bản thì việc nêu quan điểm phản biện xã hội được thể hiện dưới dạng văn bản phản biện trên cơ sở phân loại, tổng hợp các ý kiến phản biện xã hội đã được gửi về theo yêu cầu từ cơ quan chủ trì phản biện. Chất lượng của văn bản phản biện ở hình thức này có sự phụ thuộc khá rõ nét vào vai trò của cán bộ, chuyên viên làm công tác tổng hợp, tham mưu cũng như phụ thuộc vào quan điểm chỉ đạo tiếp thu của người đứng đầu cơ quan thực hiện phản biện xã hội về việc lựa chọn các nội dung ý kiến suất sắc, phù hợp để đưa vào văn bản phản biện. Văn bản phản biện đó có thể trích dẫn trực tiếp ý kiến phản biện của các chuyên gia hoặc lập danh mục các ý kiến riêng gửi kèm văn bản phản biện để tăng mức độ thuyết phục cho các lập luận của văn bản phản biện.
Đối với hình thức đối thoại thì diễn biến cuộc phản biện chủ yếu xoay quanh các vấn đề được lựa chọn trước và chỉ tập trung vào vấn đề đó có tính chất “gỡ rối”, hình thái như là một cuộc đối thoại “song phương” mà không có tính mở, tính mền dẻo như hai hình thức phản biện nêu trên. Hình thức này có thể được sử dụng nếu như việc tổ chức hội nghị không đạt hiệu quả như mong đợi hoặc việc gửi văn bản phản biện không nhận được các phúc đáp kịp thời, có dấu hiệu của thiếu thiện chí, lảng tránh mà cần đến sự đối thoại trực tiếp hai bên. Thực tế khác còn ghi nhận hình thức này còn được sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt khi giữa cơ quan có dự thảo chính sách và cơ quan chủ trì phản biện có sự “xung đột” bất đồng về quan điểm dẫn đến các tranh luận kéo dài hoặc có biểu hiện của công kích, nhằm hạ uy tín của các bên trong quá trình phản biện xã hội mà cần đến yếu tố đối thoại để giúp các bên hoá giải các quan điểm mâu thuẫn.
Chuẩn bị nhân sự, thư kí, các biểu mẫu biên bản tổng hợp: Mỗi cuộc phản biện xã hội tuỳ vào từng hình thức phản biện sẽ đặt ra các yêu cầu về
việc tổng hợp ý kiến phản biện xã hội khác nhau. Nhưng tựu chung đây là công việc của bộ phận thư kí, tham mưu, giúp việc. Họ có nhiệm vụ tổng hợp, ghi chép trung thực lại toàn bộ các diễn biến của mỗi cuộc phản biện, làm nổi bật các ý kiến tranh luận, các ý kiến phản biện xuất sắc của mỗi bên trong các cuộc phản biện xã hội để làm cơ sở cho việc đối chiếu, giám sát việc tiếp thu, giải trình các ý kiến của bên có dự thảo chính sách. Đồng thời nhiệm vụ này cũng phục vụ cho hoạt động lập báo cáo, lưu trữ, cung cấp thông tin, viết bài, trả lời trước công luận và báo chí về diễn biến, kết quả của mỗi cuộc phản biện xã hội.
Công tác đưa tin, truyền thông về phản biện xã hội: Các tin tức về hoạt động phản biện xã hội hiện nay chủ yếu được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của tổ chức Mặt trận Tổ quốc các địa phương. Đối với Mặt trận Tổ quốc Trung ương bên cạnh Cổng thông tin điện tử còn nhận được sự phối hợp, đưa tin của nhiều đầu báo Trung ương như báo Báo Đại đoàn kết, báo Công lý, báo Bảo vệ Pháp luật; các cơ quan truyền hình như truyền hình Nhân dân, truyền hình Pháp luật, truyền hình Quốc hội... Tuy vậy hiện nay chưa có cơ chế “tường thuật trực tiếp” các hội nghị phản biện xã hội mà vẫn chỉ dừng lại ở việc đưa tin gián tiếp cho nên người dân và cử tri chưa có cơ hội được lắng nghe trực tiếp từ các hội nghị phản biện xã hội như vậy.
Theo kết quả khảo sát tài liệu: Kế hoạch tổ chức các Hội nghị phản biện xã hội tại Trung ương đều được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam xây dựng chương trình trước khi tổ chức Hội nghị. Thành phần tham gia hội nghị phản biện xã hội là các chuyên gia, nhà khoa học trên các lĩnh vực có liên quan đến nội dung phản biện. Mỗi hội nghị đều có ít nhất 5-10 nghiên cứu sâu của các nhà khoa học do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam “đặt hàng”; các dự thảo văn bản luôn gửi trước ít nhất 10 ngày để các chuyên gia, nhà phản biện có thời gian nghiên cứu, cho ý kiến. Tất cả các hội nghị phản biện xã hội đều có sự tham dự của đại diện Ban soạn
thảo, Tổ biên tập, lãnh đạo cơ quan ban hành văn bản đến giải trình, tiếp thu các ý kiến phát biểu của các chuyên gia trong Hội nghị. Hội nghị phản biện xã hội của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam còn có sự tham dự, quan tâm của các cơ quan báo chí của Trung ương.
Ở địa phương đã tổ chức phản biện vào các chương trình, dự án có tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân tại địa phương, các vấn đề bức xúc trong nhân dân, điển hình như Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội , TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Quảng Ninh; Nghệ An ... Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều tỉnh, thành phố hoạt động phản biện xã hội còn hình thức, chất lượng phản biện xã hội còn hạn chế, hầu hết còn dừng ở hoạt động góp ý văn bản, chưa thật sự có tính phản biện; một số nơi chưa thực hiện đầy đủ, đúng các quy trình, các bước trong hoạt động phản biện xã hội.
Theo số liệu báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đến thời điểm hết tháng 9/2018, địa phương có số văn bản phản biện nhiều nhất là thành phố Hà Nội với 7.560 văn bản, tiếp đó là Đồng Tháp với 5.015 văn bản phản biện và thấp nhất là tỉnh Điện Biên, Hà Nam mỗi tỉnh tổ chức được 01 hội nghị phản biện xã hội của cấp tỉnh. Tính đến nay, 100% cấp tỉnh trong cả nước đã triển khai hoạt động phản biện xã hội, một số cấp huyện, cấp xã tại một số tỉnh chưa tiến hành triển khai hoạt động phản biện xã hội.
Theo báo cáo, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp ở địa phương tổ chức 86.872 cuộc phản biện xã hội, năm sau nhiều hơn năm trước, trong đó: Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, chủ trì phản biện xã hội được 4.059 cuộc (năm 2014: 573 cuộc; năm 2015: 776 cuộc; năm 2016: 842 cuộc; năm 2017: 1.040 cuộc; 9 tháng đầu năm 2018: 827 cuộc); Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, chủ trì phản biện xã hội được 15.166 cuộc (năm 2014: 1.522 cuộc; năm 2015: 2.857 cuộc; năm 2016: 3.488 cuộc; năm 2017: 4071 cuộc; năm 2018: 3.228 cuộc); Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã, chủ trì phản biện xã hội được
69.710 cuộc (năm 2014: 7.865 cuộc; năm 2015: 1.4527 cuộc; năm 2016: 17.325 cuộc; năm 2017: 17.078 cuộc; năm 2018: 12.915 cuộc)
Cụ thể hơn, một số địa phương tổ chức tốt hoạt động phản biện xã hội như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bắc Cạn, Nghệ An, Quảng Ninh.
Hà Nội: UBMTTQ Việt Nam thành phố đã tổ chức 18 Hội nghị phản biện xã hội liên quan đến Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố, dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân…; cấp huyện đã tổ chức 204 hội nghị, gửi văn bản góp ý 499 cuộc phản biện các nghị quyết, kế hoạch, đề án chuyên ngành liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các tàng lớp nhân dân; cấp xã: 2.371 hội nghị, gửi văn bản góp ý 2558 cuộc liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương trong phát triển kinh tế xã hội, sản xuất làng nghề, nông thôn mới;
TP. Hồ Chí Minh: Đã tổ chức 200 cuộc phản biện xã hội ở cấp thành phố; 491 cuộc cấp huyện và 355 cuộc ở cấp xã, phường, thị trấn;
Nghệ An: Cấp tỉnh tổ chức 15 cuộc phản biện xã hội, gửi văn bản phản biện 19 cuộc; cấp huyện tổ chức 229 cuộc; cấp xã tổ chức 3469 cuộc; Quảng Ngãi: cấp tỉnh tổ chức được 62 cuộc; cấp huyện tổ chức được482 cuộc; cấp xã tổ chức được 1892.
Bên cạnh các địa phương thực hiện tốt thì một số địa phương vẫn chưa triển khai có hiệu quả, Cũng theo số liệu của Báo cáo 651/BC-MTTW có 02 địa phương gồm Điện Biên, Kiên Giang vẫn chưa tổ chức phản biện xã hội cấp huyện, cấp xã; các địa phương chưa tổ chức phản biện xã hội cấp xã gồm: Kiên Giang, Long An, Thái Bình, Đắc Lắc, Bình Phước, Bắc Cạn.