Mở rộng đối tượng được phản biện xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chức năng phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam hiện nay (Trang 97 - 99)

3.2. Giải pháp hoàn thiện chức năng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ

3.2.3. Mở rộng đối tượng được phản biện xã hội

Kiến nghị về việc mở rộng đối tượng được phản biện xã hội theo hướng tiếp cận phản biện đối với cả những chính sách đang có hiệu lực thi

hành. Như ở phần thực trạng các quy định tác giả đã dẫn chứng các khía cạnh, đòi hỏi của thực tiễn ở lập luận cho rằng: Phản biện xã hội dự thảo mới chỉ là việc dừng lại ở lý thuyết, còn phản biện xã hội trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách mới là sự phản biện mang tính thực tiễn.

Hiện nay, các kênh giám sát, góp ý đối với các chính sách đang có hiệu lực thi hành tỏ ra kém hiệu quả vì không nhận được sự quan tâm của chính quyền và có tính chất đơn phương. Trong khi ấy phản biện xã hội lại tạo ra được cơ chế tiếp xúc, đối thoại, tranh luận trực tiếp...giữa các bên. Nếu như các quy phạm pháp luật có tính ổn định tương đối vì đó là các quy tắc xử sự chung. Trong khi đó các dự án, đề án, quy hoạch có tính chất phát sinh trong quá trình điều hành, chấp hành pháp luật thời gian vừa qua đang bộc lộ các lỗ hổng về tham nhũng, lợi ích nhóm, gây lãng phí, thất thoát ngân sách, tài nguyên, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội. Nếu không có cơ chế để mở rộng phản biện đối với vấn đề này thì phản biện xã hội mới chỉ làm được nhiệm vụ là “kiểm soát đầu vào” của chính sách mà thôi. Còn diễn biến, thực hiện cam kết chính sách ra sao thì lại không được phản biện.

Do đó, tác giả xin mạnh dạn đề xuất, kiến nghị nên sửa quy định tại Điều 32 của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015 theo hướng quy định như sau:

“Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trực tiếp hoặc đề nghị các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị đối với dự thảo văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án (sau đây gọi chung là dự thảo văn bản) của cơ quan nhà nước.

Trong một số trường hợp đặc biệt thì tiến hành phản biện xã hội cả đối với những văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án đã và đang có hiệu lực thi hành.”

Đề xuất trên bổ sung thêm cụm từ “trong một số trường hợp...”. Nếu quy định như vậy một mặt là mở rộng thẩm quyền cho MTTQ Việt Nam các

cấp trong việc “can thiệp” và phản biện kịp thời đối với các chính sách đang trở thành điểm nóng, gây ra các bức xúc lớn trong dư luận và địa phương. Mặt khác việc quy định chỉ trong các trường hợp đặc biệt cũng là để kiểm soát việc phản biện xã hội một cách tuỳ tiện, tràn lan, phản biện theo kiểu “bới việc để làm”, có thể gây cản trở cho việc thực hiện những chính sách đúng đắn và tốt đẹp.

Tuy nhiên, nếu quy định “các trường hợp đặc biệt” như vậy thì Luật lại phải dự liệu thêm các tình huống đặc biệt là những tình huống nào, tiêu chí xác định sự đặc biệt đó, quy trình chung hay là quy trình riêng áp dụng cho nó. Nếu cần thiết có thể quy định trong một Nghị định hướng dẫn thi hành về áp dụng phản biện xã hội trong đó có nội dung về những trường hợp đặc biệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chức năng phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam hiện nay (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)