Những bất cập, hạn chế trong việc tổ chức các cuộc phản biện xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chức năng phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam hiện nay (Trang 68 - 76)

2.2. Thực trạng triển khai các cuộc phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc

2.2.2. Những bất cập, hạn chế trong việc tổ chức các cuộc phản biện xã hộ

xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Từ kết quả khảo sát và phân tích số liệu trên đây cho thấy hiện trạng tổ chức các cuộc PBXH đang diễn ra chưa có tính đồng bộ và quy củ. Một số địa

phương triển khai làm tốt nhưng đại bộ phận các địa phương vẫn chưa thật sự chủ động, tích cực triển khai nhất là tuyến cấp tỉnh, cấp huyện. Bên cạnh đó chưa có số liệu về đánh giá thực trạng về PBXH ở cấp xã, phường, thị trấn. Thêm vào đó cũng chưa có có số liệu và đánh giá cụ thể về vai trò, đóng góp của Ban công tác mặt trận cấp thôn, xóm...đối với hoạt động phản biện xã hội. Tính chủ động, sáng tạo của MTTQ Việt Nam, một số tổ chức chính trị - xã hội ở một số địa phương chưa cao. Vẫn còn hiện tượng một số nơi chưa chủ động triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, còn trông chờ sự chỉ đạo của cấp ủy, việc đề nghị của các cơ quan nhà nước. Triển khai giám sát cá nhân cán bộ, đảng viên còn lúng túng về phương pháp, cách làm có hiệu quả.

Nhận thức về công tác giám sát, phản biện xã hội; góp ý xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước của cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương còn chưa thống nhất, chưa hiểu đúng bản chất của hoạt động giám sát, phản biện xã hội.

Trong quá trình giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý một số nơi còn gặp trở ngại, vướng mắc; hiểu chưa đúng về thống nhất xây dựng kế hoạch giám sát, phản biện xã hội, thường trực cấp ủy cho ý kiến vào kế hoạch giám sát, phản biện xã hội hàng năm đến thu hẹp nội dung, phạm vi, chưa tạo điều kiện chủ động cho Mặt trận, đoàn thể. Nhiều văn bản trả lời của các cơ quan, tổ chức được giám sát hoặc cơ quan có văn bản được phản biện còn chung chung, hoặc chưa chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu tiếp thu có ý kiến phản hồi.

Trình độ, năng lực cán bộ tham mưu công tác giám sát, phản biện xã hội còn hạn chế, chất lượng các văn vản kiến nghị giám sát, phản biện xã hội còn chưa bảo đảm, nhiều nơi còn hình thức, chủ yếu tập trung góp ý kỹ thuật soạn thảo văn bản. nhầm lẫn giữa phản biện với góp ý; giữa phản biện xã hội theo hình thức đối thoại trực tiếp giữa MTTQ Việt Nam với cơ quan, tổ chức có dự thảo văn bản được phản biện xã hội với các cuộc tiếp xúc, đối thoại của

người đứng đầu để giải quyết khiếu nại, tố cáo Theo quy định của Luật tiếp công dân, Luật khiếu nại, Luật tố cáo.

Trong thực hiện hoạt động giám sát, phản biện, góp ý một số nơi lãnh đạo MTTQ Việt Nam chưa thể hiện được bản lĩnh dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Vẫn còn hiện tượng nể nang, né tránh, ngại va chạm trong quá trình giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Việc theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị sau giám sát; theo dõi, đôn đốc, tiếp thu, phản hồi sau phản biện xã hội ở nhiều nơi chưa được chú trọng, dẫn đến việc kiến nghị một chiều, hình thức, hiệu quả chưa cao. Cụ thể hơn nữa tác giả xin được làm rõ, bổ sung ở một số luận điểm như sau:

Một là: Thời gian thực hiện các cuộc phản biện xã hội đối với hình thức tổ chức hội nghị và hội nghị đối thoại trực tiếp thường được diễn ra trong một thời gian ngắn, mặc dù trong luật không đề cập đến vấn đề thời gian tổ chức hội nghị hay đối thoại phản biện nhưng trên thực tế đa phần các hội nghị hoặc các hội nghị đối thoại thường kết thúc trong phạm vi ngày, một nửa ngày. Về mặt lý luận thì thời gian ngắn hay dài chưa phản ánh hết chất lượng của cuộc phản biện, tuy nhiên với một thời lượng ngắn thì sẽ không đảm bảo cho việc tranh luận có chiều sâu về các khía cạnh phản biện, đó là còn chưa đề cập đến trong quá trình phản biện xã hội sẽ dẫn đến nảy sinh các khía cạnh mới cần thu thập lại và tranh luận lại.

Hai là: Chất lượng phản biện là vấn đề trọng tâm nhất của mọi cuộc phản biện xã hội. Hiện nay ở các địa phương thì nhân sự làm công tác phản biện xã hội trưởng thành chủ yếu từ công tác đoàn, phong trào, mức độ am hiểu về quản lý nhà nước còn nhiều chế nên ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động phản biện xã hội. Đặc biệt ở các tuyến huyện, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn về kinh tế - xã hội, dân trí còn thấp thì năng lực phản biện xã hội càng bộc lộ nhiều hạn chế. Không ít các địa phương vẫn chưa triển khai hoạt động phản biện xã hội ở cấp xã như trong số

liệu trên. Điều này cũng phản ánh chất lượng nhân sự trong tổ chức mặt trận đang có sự phân hoá, không đồng đều về trình độ, chuyên môn và nhận thức trách nhiệm của mình trức nhân dân.

Kĩ năng phản biện cũng là một yêu cầu quan trọng trong các hội nghị phản biện, văn bản phản biện và hội nghị đối thoại trực tiếp. Kĩ năng phản biện vẫn đang là một khâu yếu trong thực hiện nhiệm vụ. Hội nghị phản biện và hội nghị đối thoại trực tiếp có trình tự gồm các nội dung: khai mạc, tóm tắt vấn đề cần phản biện xã hội, tranh luận và bế mạc hội nghị. Trong các khâu nêu trên tranh luận được xem là đòi hỏi có nhiều chuyên môn và kĩ năng nhất. Kĩ năng tranh luận và văn hoá tranh luận trong phản biện xã hội vẫn chưa được coi trọng.

Ở các cơ quan Mặt trận ở địa phương vẫn dựa vào tư duy kinh nghiệm và tư duy truyền thống trong việc xây dựng nội dung phản biện. Chưa đề cao vai trò các tổ tư vấn chuyên nghiệp, chưa coi trọng các cố vấn khoa học, những nhà khoa học có thực tài; thành phần đại biểu vẫn còn khép kín, nặng về tính cơ cấu gồm đại diện các tổ chức chính trị - xã hội như: Hội liên hiệp phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh... tham gia vào các cuộc phản biện làm cho tính khoa học, khách quan, độc lập bị giảm sút. Tập quán sinh hoạt chính trị ở nước ta trong quá khứ vốn rất coi trọng văn hoá “dĩ hoà vĩ quý”, hơn nữa các tổ chức chính trị - xã hội có nhân sự được luân chuyển từ các cơ quan của Đảng và Nhà nước nên thường có tâm lý e ngại, dè dặt trong việc nêu ra các quan điểm mạnh mẽ, thậm chí là ý kiến đối lập với chính sách của chính địa phương nơi mình sinh sống, làm việc. Do đó việc bổ sung thành phần là các học giả, các nhà khoa học, thậm chí là các doanh nhân có uy tín là rất cần thiết, vừa làm tăng tính độc lập trong phản biện và vừa dẫn dắt hoạt động phản biện đi theo hướng khoa học hơn và có tính lắng nghe hơn.

Ba là: Chưa có cơ chế và cách làm sáng tạo để nhằm mở rộng việc tham vấn ý kiến phản biện xã hội trên không gian mạng xã hội. Việc sử dụng các hình thức truyền thống như gửi thư tay, công văn giấy... làm hạn chế đi nhiều quyền tiếp cận thông tin cũng như sự tham gia góp ý từ cử tri, nhân dân và các nhà hoạt động khoa học tâm huyết ở trong và ngoài nước.

MTTQ ở các địa phương vẫn chưa xây dựng riêng một công cụ tương tác trên mạng xã hội để có thể thoả mãn nhu cầu tiếp cận thông tin của người dân cũng như tiếp nhận, huy động các ý kiến tâm huyết từ của cộng đồng mạng địa phương phục vụ cho việc thăm dò dư luận, thăm dò chính sách. Hiện nay kênh giao tiếp chính vẫn là: Cổng thông tin điện tử của tổ chức Mặt trận nhưng chỉ có ở cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; Trong khi đó dữ liệu và việc tiếp cận tài liệu về phản biện xã hội là rất khó khăn, ở một số địa phương chỉ dừng lại ở việc đưa tin, hình ảnh về hội nghị phản biện xã hội, còn diễn biến, kết quả như thế nào thì cử tri và nhân dân đều không nắm được.

Nhận thức về vai trò của mạng xã hội vẫn chưa đầy đủ, các địa phương vẫn còn lúng túng và chưa quan tâm khai thác ứng dụng mạng xã hội vào quản trị dư luận và thu thập thông tin quản lý. Đa số MTTQ ở địa phương vẫn duy trì thói quen và cách làm thông tin truyền thống, điều này không chỉ khiến cho cơ quan UBTWMTTQ khó khăn trong việc tiếp cận thông tin, xử lý số liệu, báo cáo mà còn hạn chế nguồn dữ liệu cho hoạt động nghiên cứu khoa học về phản biện xã hội nói riêng và khoa học về Mặt trận nói chung.

Như vậy, với đặc thù thể chế chính trị một đảng lãnh đạo, hoạt động phản biện xã hội vẫn chịu sự ràng buộc không nhỏ từ ý kiến của cấp Uỷ đảng. Năng lực, phẩm chất của cán bộ làm công tác phản biện xã hội là không đồng đều ở các cấp, các địa phương nhất là các cấp huyện, cấp xã và những địa phương vùng cao, vùng biên giới, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn cán bộ chưa được đào tạo bài bản, lại không được bồi dưỡng kĩ năng thường

xuyên, bên cạnh đó ý thức tự nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp của bản thân còn hạn chế. Thực trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, sợ yếu tố thù gét trong hoạt động phản biện xã hội đang là một rào cản về văn hoá phản biện xã hội làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của các cuộc phản biện. Quyền tiếp cận thông tin và giám sát kết quả hoạt động phản biện xã hội từ cử tri nhân dân đang gặp khó khăn, vấn đề về tổng hợp, thống kê, báo cáo thì vẫn đang tản mạn, không có tính thường xuyên khiến cho hoạt động nghiên cứu khoa học về mặt trận gặp nhiều khó khăn.

Những tồn tại hạn chế trên đây có tác động từ nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến các nhóm nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất: Công tác phổ biến, giáo dục về luật MTTQ Việt Nam nói chung và hoạt động phản biện xã hội nói riêng vẫn chưa được truyền thông rộng rãi và thu hút được sự quan tâm của dư luận, xã hội. Các hình thức tuyên truyền vẫn còn nặng về văn bản, hội nghị, khép kín, chưa tạo được tương tác xã hội cao để nhận được sự quan tâm rộng rãi của nhân dân, cán bộ, đảng viên, nhất là tầng lớp trí thức học sinh, sinh viên, những người làm hoạt động khoa học về ý nghĩa và tầm quan trọng của phản biện xã hội trong mục tiêu xây dựng xã hội dân sự và Nhà nước pháp quyền.

Người viết chỉ xin đơn cử ví dụ: Bài viết của Báo người lao động đăng ngày 7/5/2019 nói về phản biện xã hội dự án trên sông Hàn, bài báo này sau đó được đăng tải trên mạng xã hội facebook và nhờ có tính năng chia sẻ, bình luận của facebook mà trong một thời gian rất ngắn nhiều bạn đọc đã biết được thông tin: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng đã tổ chức hội nghị phản biện về dự án xây dựng trên bờ sông Hàn.

Như vậy câu chuyện trên là một ví dụ về việc sử dụng mạng xã hội để tăng cường sự chú ý của người dân vào vấn đề mà chủ thể tuyên truyền cần tuyên truyền. Nếu như không có mạng xã hội thì có lẽ chỉ có những người

tham gia vào hội nghị đó mới hình dung ra được một quy trình phản biện xã hội là như thế nào.

Thứ hai: Các quy định về phản biện xã hội trong luật hiện hành vẫn còn ở cấp độ chung và trửu tượng, chưa có các quy định hướng dẫn chi tiết cần thiết để phân biệt rõ nét giữa hoạt động giám sát xã hội và phản biện xã hội. Các văn bản, tài liệu hướng dẫn về công tác phản biện xã hội chưa được cập nhật đầy đủ và thường xuyên dẫn đến các cách làm khác nhau, không đồng bộ và chủ động. Các quy định của luật vẫn chưa có sự phân hoá linh hoạt về áp dụng và tổ chức thực hiện các quy định về phản biện xã hội sao cho phù hợp với đặc điểm xã hội, văn hoá của mỗi địa phương nhất là cấp xã, phường thị trấn.

Thực trạng không có số liệu đầy đủ về hoạt động phản biện xã hội ở cấp xã, phường, thị trấn cho thấy phản ánh đúng mức độ công việc ban hành chính sách ở cấp hành chính này. Trên thực tế, cấp đơn vị hành chính xã, huyện thường là các đơn vị hành chính quản lý có tính chất chấp hành là chủ yếu nhất là cấp xã cho nên hoạt động phản biện xã hội có tính mờ nhạt hơn, thậm chí là chưa phát huy được vai trò của mình. Thực trạng hoạt hoạt động kém hiệu quả không chỉ ở các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã mà trạng này cũng tồn tại ở cả cơ quan Đại biểu hội đồng nhân dân.

Thứ ba: Các cấp Uỷ đảng, chính quyền ở địa phương vẫn còn thụ động và chưa dành sự quan tâm đúng mực đối với hoạt động phản biện xã hội của MTTQ. Một chính quyền vững mạnh có mỗi liên hệ hữu cơ đến sự giám sát và phản biện xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội; nhưng bên cạnh đó sự năng động của người đứng đầu cấp Uỷ, chính quyền lại là một nhân tố quyết định khi cấp Uỷ, chính quyền biết khơi dậy tinh thần phê bình và tự phê bình thông qua hoạt động phản biện của MTTQ để chống lại các biểu hiện tiêu cực, quan liêu, xa rời thực tiễn trong việc xây dựng chính sách quản lý ở địa phương của mình.

Thứ tư: Công tác giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền đòi hỏi cán bộ,công chức phải có chuyên môn sâu, am hiểu về nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn phong phú, sâu sắc, trong khi số lượng và chất lượng của cán bộ, công chức làm công tác Mặt trận chưa tương xứng với yêu cầu của nhiệm vụ; Công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức hiện nay trong các cơ quan tổ chức chính trị - xã hội vẫn coi trọng về tiêu chí “phong trào” mà chưa chú trọng đến tiêu chí “năng lực phản biện xã hội” và kĩ năng về “công tác xã hội”. Mặt khác công việc vận động, giới thiệu các các nhân sự làm công tác phản biện xã hội, đặc biệt là ở các địa phương vẫn nặng về yếu tố hình thức, chưa lựa chọn được những người có tâm huyết, những cán bộ, công chức, nhà khoa học đã nghỉ hưu nhưng có thực tài và có uy tín cao tại cộng đồng. Mặt khác nhân sự khu vực tư nhân vẫn chưa được coi trọng sử dụng, đặc biệt là chưa có có chế mời, sử dụng các lãnh đạo doanh nghiệp là những người trực tiếp chịu sự tác động của chính sách trong phản biện xã hội. Mạng lưới các cộng tác viên phản biện xã hội vẫn chưa được hình thành rộng khắp để đảm bảo việc tiếp nhận thông tin và phản ánh dư luận trong nhân dân được nhanh chóng và kịp thời.

Thứ năm: Các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp phục vụ cho các hoạt động giám sát và phản biện xã hội còn thiếu; Đặc biệt là xây dựng tiêu chí tri trả thù lao, bồi dưỡng cho các cán bộ, nhà khoa học, tổ tư vấn và các cộng tác viên trực tiếp tham gia vào quy trình phản biện xã hội chưa được đảm bảo. Cơ chế tôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chức năng phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam hiện nay (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)