2.3. Thực trạng tổng hợp và phản ánh ý kiến phản biện xã hội của Mặt
2.3.1. Tổng hợp và phản ánh ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
2.3.1. Tổng hợp và phản ánh ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tổ quốc Việt Nam
Kết quả khảo sát các báo cáo năm giai đoạn (2012-2018) theo ghi nhận của Mặt trận Tổ quốc Trung ương thì các diễn biến liên quan đến tổng hợp, phản ánh ý kiến phản biện xã hội được bám sát với các hình thức phản biện xã hội đã được quy định trong pháp luật. Mỗi hình thức phản biện xã hội sẽ quyết định đến tính chất quy trình tổng hợp ý kiến phản biện xã hội.
Quy trình tổng hợp và phản ánh ý kiến phản biện xã hội sẽ được thực hiện sau khi kết thúc cuộc phản biện xã hội. Tổng hợp và phản ánh ý kiến có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Nếu việc tổng hợp đầy đủ, khách quan sẽ làm cho việc phản ánh hoạt động phản biện xã hội trở nên trung thực và chất lượng. Chủ thể tiếp nhận các phản ánh chính thức là cơ quan soạn thảo, cơ quan chủ trì việc soạn thảo dự thảo văn bản. Trong những trường hợp cần mở rộng thông tin thì chủ thể tiếp nhận các phản ánh đó còn bao gồm cả những cơ
quan quyền lực cùng cấp và cấp trên, các cơ quan Đảng và chính quyền có liên quan khác và dư luận Nhân dân.
Về nguyên tắc thực hành chung: Sau khi kết thúc các cuộc phản biện xã hội thì cơ quan chủ trì phản biện sẽ tiến việc hành tổng hợp, phân loại các ý kiến để chỉ đạo việc ra văn bản phản biện chính thức gửi đến cơ quan soạn thảo được phản biện hoặc gửi văn bản phản biện đến các cơ quan Đảng và Nhà nước khác khi có yêu cầu về phối hợp kiểm tra, giám sát trong thực hiện các nhiệm vụ chung trong hệ thống chính trị.
Ở nước ta hiện nay, tuỳ thuộc vào tính chất văn bản QPPL mà khi thực hiện việc ban hành, sửa đổi, bổ sung pháp luật có thể tuỳ theo mà thành lập ra các uỷ ban soạn thảo, ban soạn thảo, cơ quan soạn thảo cho phù hợp... Ví dụ: Đối với việc sửa đổi Hiến pháp thì có thể thành thành lập Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp. Đối với dự thảo luật liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của nhiều Bộ, ngành thì có thể thành lập Ban soạn thảo gồm đại diện của nhiều Bộ, ngành. Đối với hình thức Thông tư của Bộ, cơ quan ngang Bộ thì Bộ, cơ quan ngang bộ sẽ là cơ quan soạn thảo hoặc Bộ, cơ quan ngang bộ sẽ giao cho một trong các đơn vị là tổng cục, cục, vụ... trực thuộc Bộ, cơ quan ngang bộ làm đơn vị chủ trì soạn thảo dự án luật.
Theo quy định, văn bản phản biện sẽ được gửi đến cơ quan soạn thảo trực tiếp nhằm giảm bớt các khâu chỉ đạo trung gian, hơn nữa các đơn vị trực tiếp soạn thảo cũng đồng thời là đại diện tham gia vào các cuộc phản biện xã hội nên vấn đề nhận biết và tiếp thu các ý kiến phản biện sẽ được thực hiện nhanh chóng hơn. Ngoài ra cơ quan chủ trì phản biện có thể gửi văn bản phản biện đến cơ quan chủ trì việc soạn thảo với mục đích để tăng cường sự giám sát với bộ phận soạn thảo. Trong những trường hợp cần tăng cường vai trò hơn nữa của tổ chức Mặt trận thì cơ quan chủ trì phản biện có thể phản ánh ý kiến phản biện xã hội đến các cơ quan Đảng, cơ quan giám sát quyền lực cao hơn theo yêu cầu, nhiệm vụ phối hợp trong hệ thống chính trị. Bên cạnh đó
các cơ quan Mặt trận có thể tổ chức các hình thức họp báo, đưa tin, trả lời phỏng vấn để phản ánh đến dư luận nhân dân nhằm tăng cường chất lượng giám sát các kết quả phản biện xã hội của mình.
Tổng hợp ý kiến đối với hình thức tổ chức hội nghị phản biện xã hội: Ở hình thức này trên cơ sở các ghi chép của biên bản làm việc, bộ phận tham mưu giúp việc sẽ tiến hành phân loại, sàng lọc các ý kiến phản biện xã hội trong mỗi hội nghị, trong đó đặc biệt nêu bật được các ý kiến phản biện xuất sắc từ các học giả, chuyên gia, người có chức trách để đưa vào văn bản phản biện. Người đứng đầu cơ quan chủ trì phản biện sẽ tiến hành việc thẩm định lần cuối, phê duyệt và kí vào văn bản phản biện chính thức. Sau cùng văn bản phản biện sẽ được gửi đến cơ quan soạn thảo hoặc cơ quan chủ trì việc soạn thảo trong thời gian thích hợp để đảm bảo cho quy trình và tiến độ xây dựng văn bản QPPL. Ngoài những nội dung đã được phản biện tại hội nghị, nếu trong quá trình tổng hợp xét thấy cần làm rõ thêm vấn đề, cơ quan chủ trì phản biện có thể bổ sung các ý kiến phản biện thông qua các cuộc họp nội bộ hoặc đề nghị phía cơ quan soạn thảo cung cấp thêm các thông tin liên quan đến việc phản biện bổ sung trong dự thảo.
Tổng hợp ý kiến đối với hình thức gửi dự thảo văn bản: Trong thực tế quy trình gửi văn bản xin ý kiến phản biện cũng tương tự như hội nghị phản biện. Tuy nhiên có điểm khác biệt ở loại hình này là tổng hợp ý kiến “phản biện gián tiếp”, tức là không có sự nghe nhìn trực tiếp mà chỉ phản ánh ý kiến phản biện thông qua một văn bản phản biện được gửi tới cơ quan có dự thảo để thể hiện quan điểm, ý kiến của tổ chức Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội.
Trước khi tổng hợp và gửi ý kiến phản biện thì bộ phận tổng hợp tham mưu có nhiệm gửi yêu cầu lấy ý kiến phản biện, theo dõi, đôn đốc việc lấy ý kiến phản biện đã được gửi cho các cá nhân, tổ chức có liên quan. Sau đó làm nhiệm vụ phân loại, tổng hợp và báo cáo với lãnh đạo cơ quan chủ trì phản
biện về số lượng, quy mô, chất lượng các ý kiến phản biện đã gửi về. Nếu xét thấy các ý kiến phản biện đã đầy đủ, rõ ràng và thống nhất thì cơ quan chủ trì phản biện sẽ chỉ đạo việc làm văn bản phản biện chính thức. Nếu xét thấy cần bổ sung thêm các ý kiến phản biện thì cơ quan chủ trì phản biện sẽ mở rộng việc tham vấn ý kiến để tạo sự đồng thuận cao nhất trong việc ra văn bản phản biện xã hội. Cuối cùng là gửi văn bản phản biện đến cơ quan soạn thảo hoặc cơ quan chủ trì việc soạn thảo.
Tổng hợp ý kiến đối với hình thức hội nghị đối thoại: Thực tiễn hoạt động tổng hợp ý kiến đối với quy trình này cũng có nhiều điểm chung với hai quy trình trên. Tuy nhiên do tính chất là đối thoại cho nên hình thức này có sự “hạn chế” về chủ thể tham gia phản biện và được đánh giá là hình thức tương đối khép kín. Được xem như là hình thức đối thoại “song phương” mà ở đó không có sự mở rộng tối đa việc tham vấn các ý kiến phản biện như ở hình thức hội nghị phản biện xã hội.
Ngoài các vấn đề thực tiễn trên thì diễn biến về tổng hợp ý kiến phản biện xã hội còn được thực hiện thông qua các công cụ, phương tiện truyền thông, có nơi thực hiện có nơi không thực hiện. Tuy nhiên đại bộ phận là không tổ chức lấy ý kiến phản biện trên không gian mạng. Thực tế này cũng được thể hiện trong các báo cáo của tổ chức Mặt trận Tổ quốc Trung ương. Hình thức lấy ý kiến này tuy có đối tượng và quy mô rộng rãi nhưng lại còn phụ thuộc vào năng lực quản trị không gian mạng ở mỗi địa phương, đặc biệt vẫn còn tâm lý e ngại những hệ quả xấu phát sinh từ việc tổng hợp ý kiến từ không gian mạng như việc bình luận chống phá, thái độ tiêu cực, chỉ trích, thậm chí xuyên tạc nội dung, lạc chủ đề cần lấy ý kiến..., Hơn nữa việc tổng hợp ý kiến từ Nhân dân cần nhiều thời gian và nguồn lực để thực hiện.