2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc
2.1.1. Xây dựng kế hoạch phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tổ quốc Việt Nam
2.1.1. Xây dựng kế hoạch phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Việt Nam
Với vai trò là cơ quan giám sát và phản biện xã hội các chính sách của Nhà nước do vậy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn phải bám sát các trương trình hành động chính sách từ phía các cơ quan nhà nước, đặc biệt là chương trình ban hành chính sách pháp luật thông qua cơ chế phối hợp công tác hoặc thông qua việc tiếp nhận thông tin từ dư luận xã hội, truyền thông và báo chí.
Theo quy định của luật, Mặt trận Tổ quốc chỉ thực hiện phản biện xã hội đối với các dự thảo chính sách, pháp luật của Nhà nước mà có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, thành viên của Mặt trận hoặc có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của MTTQ. Trong khi đó về mặt thực tiễn, căn cứ vào tính chất của dự thảo chính sách, văn bản mà các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, có trách nhiệm gửi dự thảo chính sách, văn bản đó đến MTTQ để xin đóng góp ý và phản biện xã hội. Nếu xét thấy dự thảo chính sách, văn bản đó thuộc đối tượng phản biện xã hội của mình thì MTTQ sẽ xây dựng kế hoạch phản biện xã hội, nếu không thuộc đối tượng phản biện xã hội thì thực hiện theo quy trình khác, ví dụ như quy trình giám sát, góp ý.
Thực trạng khảo sát từ nguồn báo cáo của MTTQ Trung ương cũng cho thấy, việc xây dựng kế hoạch phản biện xã hội hiện nay thông thường phát sinh theo vụ việc dựa trên cơ chế: dự thảo chính sách ra trước và kế hoạch
phản biện xã hội theo sau. Theo quy định tại Điều 6 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì:
“Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận và các cơ quan, tổ chức khác, cá nhân có quyền và được tạo điều kiện góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật”.
Căn cứ vào quy định này thì khi dự thảo văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề nghị xây dựng văn bản quy phạm luật được nêu sáng kiến hoặc đang trong quá tình soạn thảo thì cơ quan chủ trì có trách nhiệm gửi sáng kiến luật hoặc dự thảo luật đến MTTQ và các thành viên của MTTQ để lấy ý kiến. Nếu trong quá trình xem xét đối tượng để cho ý kiến xét thấy cần thiết phải tổ chức phản biện xã hội thì MTTQ sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch PBXH để thực hiện theo quy định của luật. Qua đây chúng ta thấy rằng việc lập kế hoạch phản biện xã hội phụ thuộc rất nhiều vào việc tiếp cận thông tin về chính sách cũng như sự phối hợp công tác từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trình dự án, chính sách.
Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT về hướng dẫn quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và Thông tri số 23/2017/TTr –MTTW của Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam có tính chất hướng dẫn nghiệp vụ cho các tổ chức MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong cả nước, trong đó có việc đề cập đến nội dung hằng năm MTTQ cùng cấp hiệp thương với các tổ chức chính trị - xã hội để xây dựng kế hoạch phản biện xã hội cho năm đó. Cụ thể tại Khoản 1 Điều 3, Nghị Quyết số 403/2017/NQLT có quy định như sau:
“...1. Căn cứ quy định tại Điều 2 của Nghị quyết này, hằng năm Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì hiệp thương với các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp lựa chọn những vấn đề mà Nhân dân quan tâm, bức xúc và xác định các hình thức giám sát, phản biện xã hội phù hợp để xây dựng kế hoạch giám sát, phản biện xã hội ....”
Trong một hướng dẫn cụ thể hơn của UBTWMTTQ Việt Nam tại Thông tri 23/2017/TTr -MTTW nêu trên có nội dung đề nghị các tổ chức “Mặt trận cơ sở tiến hành lập kế hoạch xây dựng nội dung chương trình phản biện xã hội chậm nhất là tháng cuối cùng của quý IV”. Tuy nhiên tại văn bản hướng dẫn này lại chưa đề cập đến việc điều chỉnh các nội dung thay đổi. Điều này phụ thuộc vào tình hình thực tế ở mỗi địa phương để hiệp thương các nội dung đưa vào kế hoạch phản biện xã hội hằng năm.
Các tổ chức chính trị - xã hội dựa trên các kế hoạch công tác của tổ chức mình để kiến nghị, đề xuất với Mặt trận cùng cấp về các nội dung cần đưa vào chương trình phản biện xã hội. Các tổ chức này tiến hành thu thập các thông tin quản lý, thông tin chính sách từ văn phòng Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cùng cấp, kế hoạch công tác năm của mỗi đơn vị để xác định các nội dung có liên quan và cần thiết, kiến nghị để đưa vào kế hoạch phản biện xã hội. Tuy nhiên đó chỉ là những chính sách khung, phần lớn là các dự thảo, đề án lớn, trong khi đó các chính sách cụ thể, phát sinh thường chưa có thông tin hoặc có thông tin muộn hoặc tạm hoãn, huỷ bỏ.... dẫn đến việc phải bổ sung hoặc điều chỉnh kế hoạch do việc thay đổi thực hiện các dự thảo đề án, chính sách.
Các nội dung cơ bản của việc lập kế hoạch phản biện xã hội bao gồm việc xác định cụ thể nội dung, đối tượng cần phản biện xã hội; lựa chọn hình thức phản biện xã hội, thời gian thực hiện; cơ quan chủ trì, chủ thể phối hợp trong quá trình phản biện xã hội. Đây được xem là kế hoạch tổng thể xác định các nhiệm vụ chính yếu. Bên cạnh đó căn cứ vào nhu cầu thực tiễn, các phát sinh mới trong xã hội hoặc theo yêu cầu từ các cơ quan soạn thảo mà có thể thực hiện phản biện xã hội đối với các dự thảo văn bản QPPL có liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Thông thường đó là các vụ việc mới nảy sinh, các vụ việc có sự tác động lớn hoặc gây bức xúc kéo dài trong dư luận, nhân dân.
Để minh hoạ thêm cho quy trình xây dựng kế hoạch này, tác giả xin đơn cử trong Tờ trình số 106/TTr–MTTW–BTT ngày 26/12/20018 về Dự thảo Kế hoạch giám sát và phản biện xã hội năm 2019 của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong nội dung kế hoạch phản biện xã hội đã xác định cụ thể chủ thể, đối tượng, hình thức, thời gian tiến hành phản biện xã hội. Cụ thển là có sự phân công nhiệm vụ cho từng tổ chức chính trị - xã hội dựa trên kết quả hiệp thương hoặc đề xuất từ cơ sở như sau:
Ban thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì phản biện xã hội đối với dự án Luật lao động sửa đổi, dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, dự án sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai. Hình thức: Tổ chức hội nghị phản biện xã hội. Thời gian thực hiện: Tháng 8,9/2019;
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp với Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam phản biện xã hội đối với Dự thảo Bộ luật lao động sửa đổi và các dự thảo pháp luật có liên quan đến vần đề giới. Hình thức: Tổ chức hội nghị. Thời gian thực hiện: Quý 2/2019; Đồng thời kế hoạch cũng xác định trước các nội dung phản biện xã hội gồm đánh giá sự phù hợp của Dự thảo luật với đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tính đúng đắn, tính khoa học, tính khả thi của dự thảo.
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chủ trì phản biện xã hội đối với dự án Luật thanh niên sửa đổi và các dự thảo chính sách liên quan đến công tác cán bộ trẻ, công tác thanh niên khác khi có yêu cầu. Hình thức: Tổ chức hội nghị. Thời gian thực hiện: Quý 2/2019
Tổng liên đoàn lao động Việt Nam phản biện xã hội đối với Dự thảo Bộ luật lao động sửa đổi và những dự thảo chính sách khác có liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động; việc thành lập tổ chức đại diện cho người lao động khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ( viết tắt Hiệp Định: CP TTP);
Trung ương hội Nông dân Việt Nam phản biện xã hội đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai và những nội dung chính sách khác có liên quan đến đất nông nghiệp.
Dự thảo Tờ trình Kế hoạch này của UBTWMTTQ Việt Nam được tiếp tục gửi đến các cơ quan Đảng, Nhà nước ở Trung ương, Mặt trận Tổ quốc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thông tri rộng rãi, phối hợp và cùng giám sát việc thực hiện. Một mặt có ỹ nghĩa thông tin đến Chính phủ, các Bộ ngành có kế hoạch trình việc sửa đổi, bổ sung dự án luật nắm được để phối hợp hoạt động, chủ động trong việc trao đổi các thông tin về thời điểm tiến hành sửa đổi, bổ sung các nội dung của luật để Mặt trận Tổ quốc nắm bắt các diễn biến, hướng đi của dự thảo. Mặt khác, căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Trung ương thì Mặt trận Tổ quốc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bám sát vào các nhiệm vụ, biểu mẫu, kế hoạch để xây dựng các nội dung hiệp thương tương tự trong trương trình phản biện xã hội cho địa phương mình sao cho đảm bảo sự hài hoà và thống nhất trong toàn ngành.
2.1.2. Những bất cập, hạn chế trong việc xây dựng kế hoạch phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Báo cáo số 651/ 2018/BC-MTTW của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về Sơ kết 05 năm thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị Khóa XI đã chỉ ra hạn chế đã tồn tại là “...Từ trước năm 2018 Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp vẫn chưa hình thành quy chế làm kế hoạch giám sát và phản biện xã hội cho mỗi năm...”
Cũng qua khảo sát các báo cáo năm của Mặt trận Tổ quốc Trung ương cho thấy rằng các thông tin về công tác phản biện xã hội còn khá mờ nhạt, hiện nay theo “Mẫu báo cáo” thống nhất trong toàn ngành thì mục phần phản biện xã hội chưa được thiết kế thành một nội dung độc lập mà vẫn là được lồng gép với mục phần số 03: Vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ,
tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Các thông tin về việc lập và triển khai kế hoạch phản biện xã hội từ các cấp Mặt trận địa phương còn khá mờ nhạt và chưa có số liệu cụ thể để đánh giá các mặt tác động. Chủ yếu là số liệu từ Mặt trận Tổ quốc Trung ương.
Cho đến hiện tại vẫn chưa có có Mẫu báo cáo chuyên đề dành riêng cho công tác giám sát và phản biện xã hội. Mặt khác, Thông tri 23/2017/TTr - MTTW của MTTQ Trung ương cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về biểu mẫu lập Kế hoạch giám sát và phản biện xã hội hằng năm áp dụng chung cho toàn quốc.
Hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng kế hoạch phản biện xã hội được đánh giá ở trên có cả yếu tố tác động chủ quan và khách quan. Về mặt khách quan chủ yếu vẫn là sự thiếu quan tâm, chỉ đạo sát xao từ các cấp uỷ, chính quyền địa phương đến công tác phản biện xã hội, đặc biệt là việc xây dựng các chương trình hành động chính sách giữa các cơ quan Đảng, cơ quan Chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội vẫn chưa dựa trên các nhận thức bình đẳng về chính trị, chủ yếu vẫn ảnh hưởng bởi tư duy xem tổ chức Mặt trận là một thiết chế “phục vụ”, nặng về công tác tuyên truyền, vận động ủng hộ các chính sách hơn là phản biện chính sách cho Đảng và Nhà nước. Mặt khác, ở các chính quyền địa phương việc quyết định, điều chỉnh, thay đổi chính sách diễn ra có lúc theo kế hoạch, có lúc lại thường xuyên, đột xuất, thậm chí có những nội dung không nằm trong kế hoạch ban đầu khiến cho các tổ chức Mặt trận cùng cấp chưa xác định được thông tin đầy đủ và chính xác về các dự án, chính sách để xây dựng kế hoạch phản biện xã hội ổn định cho một năm công tác. Thậm chí cá biệt có những đề án, chính sách không được thông tin kịp thời cho tổ chức Mặt trận nhằm giảm bớt các ảnh hưởng giám sát và phản biện xã hội từ các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp.
Về chủ quan, nguyên nhân chủ yếu là MTTQ ở các cấp địa phương còn thiếu sự chủ động, tự giác trong triển khai các quy định về xây dựng kế hoạch
giám sát, phản biện xã hội cho một năm. Mặc dầu các quy định hướng dẫn đã có nhưng việc triển khai lại phụ thuộc vào các cấp Mặt trận cơ sở, đặc biệt là cấp Mặt trận tỉnh vẫn chưa thể hiện vai trò là đầu mối hướng dẫn, giám sát, đôn đốc cơ sở thực hiện cho được hiệu quả và nghiêm túc. Mặt khác, công tác giám sát các báo cáo công tác, phương hướng nhiệm vụ của cấp trên với cấp dưới còn có sự lỏng lẻo, một chiều; hầu như chỉ có sự tiếp nhận một chiều mà không có đề nghị, yêu cầu ngược trở lại từ cấp Mặt trận cao hơn về việc cần phải bổ sung các kế hoạch chi tiết để làm cơ sở cho giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ cũng như làm công tác thi đua khen thưởng sau này.
Nhận định trên của UBTWMTTQ Việt Nam là một phản ánh về thực trạng vẫn còn sự thụ động, thiếu tinh thần trách nhiệm trong bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức ở các tổ chức Mặt trận cơ sở trong việc nắm bắt dư luận xã hội, tâm tư nguyện vọng của cử tri, nhân dân. Bên cạnh đó, chính công tác tham mưu, giúp việc yếu kém, trì trệ cũng là một trong các nguyên nhân làm cho việc xây dựng kế hoạch công tác trở nên bị động.
Ngoài ra thực trạng này còn chịu ảnh hưởng nhiều từ cơ chế vận hành quan liêu, bao cấp, chưa phát huy được tính độc lập, sáng tạo và trách nhiệm trong công tác của mình, đặc biệt là vai trò dẫn dắt của người đứng đầu.[16]