Đặc điểm kinh tế-xã hội huyện Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng hoạt động của đội ngũ công chức các phòng chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện, nhìn từ thực trạng huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 45 - 47)

Quảng Ninh là huyện nằm ở khu vực phía Nam của tỉnh Quảng Bình, Phía bắc giáp huyện Bố Trạch và thành phố Đồng Hới; phía nam giáp huyện Lệ Thủy; phía đông giáp biển Đông; phía tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (với đường biên giới dài 38 km).

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 1.194 km2. Dân số tính đến 31/12/2016 có 90.389 người; trong đó người Kinh chiếm 96,2%, người dân tộc Vân Kiều chiếm 3,8% [29].

Quảng Ninh có 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: 01 thị trấn và 14 xã (trong đó có 02 xã miền núi và 03 xã vùng biển bãi ngang).

Về kinh tế: Quảng Ninh là một trong những huyện có tốc độ phát triển tương đối khá so với mặt bằng chung của tỉnh Quảng Bình. Trong năm 2016: giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản tăng 0,45%; giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng 4,01%; giá trị các ngành dịch vụ tăng 9,2%; tổng sản lượng lương thực: 49.234 tấn; thu ngân sách đạt 116,33 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người 30 triệu đồng/người/năm [62]. Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: từng bước hình thành các cụm công nghiệp nhỏ, các làng nghề truyền thống nông thôn. Trong nông nghiệp: đẩy mạnh liên kết đầu tư chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

Về Văn hóa - Xã hội: giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông phát triển tương đối toàn diện. Xóa đói, giảm nghèo triển khai tích cực. An sinh xã hội được bảo đảm. Đến năm 2016, toàn huyện có

100% xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non (cho trẻ mẫu giáo 05 tuổi), tiểu học, trung học cơ sở; có 38/56 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 67,9%). Công tác đào tạo nguồn nhân lực có chuyển biến tích cực; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 39% [62].

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tạo được nhiều chuyển biến mới. Năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng; hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên. Vai trò của Mặt trận và các đoàn thể được phát huy. Dân chủ xã hội được mở rộng. Khối đại đoàn kết toàn dân tiếp tục được tăng cường. Đồng thuận xã hội ngày càng cao. Quốc phòng - an ninh và đối ngoại tiếp tục được củng cố. Việc kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh, quốc phòng - an ninh với kinh tế được quan tâm đúng mực. Các hoạt động đối ngoại, nhất là hoạt động trao đổi, hợp tác với huyện BulaPha, Khăm Muộn (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) được đẩy mạnh; tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh khu vực biên giới giáp nước bạn.

Bên cạnh những thuận lợi, Quảng Ninh gặp không ít khó khăn. Là một huyện chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp. Dân cư phân bố chưa đồng đều. Trình độ dân trí chưa cao. Một bộ phận người dân còn có những nếp sống, tập quán, sinh hoạt mang đậm tính nông thôn, làng xã. Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề phát triển chậm. Các hoạt động dịch vụ kinh doanh thương mại phát triển nhỏ lẻ. Hạ tầng cơ sở còn thiếu. Công tác quản lý xã hội có mặt còn hạn chế. Sức ép về cơ sở hạ tầng cũng như các vấn đề phục vụ dân sinh, lao động việc làm kể cả các vấn đề xã hội nảy sinh ngày càng lớn. Việc đổi mới cơ chế quản lý đáp ứng đòi hỏi yêu cầu CNH - HĐH nông thôn còn bất cập. Nhiều yêu cầu đặt ra song cách nghĩ, cách làm nhìn chung chưa bắt kịp. Hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của một số chính quyền cơ sở; sự phối hợp để tạo ra sức mạnh đồng bộ giữa các cấp, các ngành và các đoàn thể còn hạn chế. Cải cách hành chính có mặt chưa chuyển biến tích cực...

Công chức một số phòng chuyên môn thuộc UBND huyện còn là người địa phương do đó vẫn có biểu hiện sự cục bộ, dòng họ, gia đình, làng xã... trong quản lý, điều hành và xử lý công việc. Ngoài ra, phải chịu áp lực rất lớn trong quá trình thực thi nhiệm vụ về đẩy mạnh thực hiện kế hoạch CCHC giai đoạn 2016-2020. Một số công chức có biểu hiện dao động, cơ hội, hách dịch, sách nhiễu, tham ô, tham nhũng, có lúc, có nơi còn biểu hiện mất đoàn kết nội bộ, bè phái, cục bộ dẫn đến mất lòng tin ở nhân dân, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước. Do yêu cầu cuộc sống, đòi hỏi đội ngũ CC trong đó có CC các cơ quan chuyên môn phải có khả năng tiếp cận giải quyết những công việc thực tế ở địa phương.

Vì thế cần chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của CC các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện là vấn đề cách cấp thiết hơn lúc nào hết. Có như vậy mới có thể bảo đảm làm tốt công tác chuyên môn và tham mưu cho UBND huyện trong công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng hoạt động của đội ngũ công chức các phòng chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện, nhìn từ thực trạng huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)