các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện
3.1.1. Xuất phát từ yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân và sự nghiệp CNH-HĐH đất nước
Nhà nước pháp quyền, với định nghĩa căn bản nhất là không có ai ở trên luật hay ngoài luật, mà mọi người phải tuân theo pháp luật. Nhận thức sự thật cũng như luật, đều dựa trên những nguyên tắc căn bản có thể được phát hiện ra nhưng không thể được tạo ra theo ước muốn. Mọi cơ quan Nhà nước đều phải được tổ chức và chỉ được phép hoạt động trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Công dân tuân thủ, thi hành và sử dụng pháp luật. Vì vậy, Nhà nước pháp quyền XHCN đòi hỏi CC phải thông hiểu pháp luật, phải hành xử theo pháp luật, phải tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân… đồng thời nếu CC thực sự có tài năng đều có cơ hội được đảm bảo rèn luyện trong thực tiễn, và ngược lại nếu CC thiếu liêm khiết, yếu năng lực, vi phạm tư cách đều được số đông và thực tiễn kiểm nghiệm. Trong nhà nước pháp quyền, nhân dân và các tổ chức đại diện cho nhân dân trở thành lực lượng xã hội và là chủ thể quan trọng để giám sát, kiểm soát và phản biện đối với CC; có quyền bày tỏ chính kiến của mình đối với CC và công tác CC nói chung.
Trong quá trình thực hiện CNH-HĐH, vai trò của CC các phòng chuyên môn cấp huyện là hết sức quan trọng, họ phải là người đề ra kế hoạch để thực hiện từng mục tiêu, đồng thời lại là người tổ chức, quản lý quá trình thực hiện và gương mẫu thực hiện những mục tiêu. Việc nâng cao chất lượng
hoạt động của CC trong đó có CC các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện là hết sức quan trọng. Có thể khẳng định, không thể thực hiện CNH-HĐH thành công với cơ chế quản lý lạc hậu, xơ cứng với một nền hành chính vừa cồng kềnh, vừa thiếu dân chủ, không biết tôn trọng và phát huy năng lực xã hội; vừa lỏng lẻo, vừa trì trệ, cửa quyền với CC chất lượng hoạt động thấp, cơ cấu không hợp lý.
3.1.2. Xuất phát từ yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính
Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước được bắt đầu từ năm 1986, tính đến nay đã hơn 30 năm. Trong khoảng thời gian đó, đồng thời với việc đổi mới về kinh tế thì CCHC cũng được tiến hành. Trên cơ sở tổng kết “Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2001-2010”, Chính phủ đã có Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 về ban hành “Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020”, trong đó đã nêu rõ nhiệm vụ CCHC gồm 06 nội dung chính đó là: cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy HCNN; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CB,CC,VC; cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính. Xác định trọng tâm CCHC trong giai đoạn 2011-2020 là: cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ CB, CC, VC, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để CB, CC, VC thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công.
Cuộc CCHC được thực hiện từng bước thận trọng và đã thu được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. CCHC đang thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình, góp phần vào thành tựu chung của đất nước. Hệ thống thể chế, pháp luật được đổi mới và hoàn thiện, hình thành dần cơ chế thị trường định hướng XHCN, quyền dân chủ của nhân dân ngày càng được bảo đảm. Thủ tục HC và hoạt động HC của chính quyền cấp huyện có bước đổi mới, nhất là thủ tục giải
quyết công việc giữa cơ quan HCNN với người dân và doanh nghiệp có bước chuyển biến rõ rệt, tăng cường công khai, minh bạch, góp phần phòng chống tiêu cực, nhũng nhiễu. Chất lượng hoạt động của CC các phòng chuyên môn cấp huyện được nâng lên, cơ bản đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ.
Tuy nhiên, nền HCNN vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém, cụ thể: chất lượng hoạt động của CC chưa đáp ứng với yêu cầu; tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng; thủ tục HC một số lĩnh vực vẫn còn rườm rà, phức tạp, gây phiền hà cho tổ chức và công dân; kỷ luật, kỷ cương CC chưa nghiêm; hiệu quả QLNN còn nhiều yếu kém… Do đó, Đảng và Nhà nước ta cần phải đẩy mạnh hơn nữa cải cách nền HCNN, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan HCNN nói chung và chính quyền cấp huyện nói riêng, trọng tâm là nâng cao chất lượng hoạt động của CC nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nền HCNN.
3.1.3. Xuất phát từ yêu cầu khắc phục những hạn chế, yếu kém về chất lượng hoạt động của công chức thuộc UBND huyện chất lượng hoạt động của công chức thuộc UBND huyện
Trong giai đoạn hiện nay, khi mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đang quyết tâm xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế với mục tiêu xây dựng một xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” thì việc nâng cao chất lượng hoạt động của CC các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện ngày càng trở nên cấp thiết.
Công chức các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện hầu hết đều có phẩm chính trị vững vàng, luôn kiên định lập trường giai cấp, có phẩm chất đạo đức tốt, là lực lượng tin cậy và luôn chủ động trong mọi nhiệm vụ công tác, có tinh thần trách nhiệm và ý thức phấn đấu vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
thuộc UBND huyện cơ bản đều đáp ứng được đòi hỏi nhiệm vụ trong tình hình mới. Ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, kết hợp trình độ ngoại ngữ, tin học và năng lực, khả năng tư duy làm việc độc lập, có tính kế thừa và sáng tạo trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Việc lấy thước đo chất lượng hiệu quả công việc làm tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của CC đã thể hiện rõ, là động lực để củng cố, xây dựng và phát triển CC ngày càng đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế.
Bên cạnh đó, CC các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện còn một số tồn tại: hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn và tri thức khoa học; một số kỷ năng quản lý Nhà nước, kỷ năng hành chính và phong cách làm việc còn yếu. Việc đánh giá, xem xét về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng hoạt động của CC chưa được quan tâm đúng mức, chưa có chiến lược lâu dài. Vẫn còn một số CC có biểu hiện suy thoái chính trị, phẩm chất đạo đức, tác động bởi mặt trái cơ chế thị trường, có khuynh hướng vụ lợi cá nhân, quan liêu tham nhũng, thoái hóa biến chất, vô cảm trước nhân dân; vi phạm các quy định của Nhà nước, gây dư luận xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với nhân dân.
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI đề cập: "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", phản ánh một bộ phận CB, đảng viên, CC cần phải được phát hiện và điều trị “bệnh" sớm để xây dựng bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh toàn diện.
Do vậy, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng hoạt động của CC các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện mới đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới, nhiệm vụ mới trong giai đoạn hiện nay.
3.1.4. Xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi của người dân về nâng cao chất lượng phục vụ của công chức lượng phục vụ của công chức
tiến bộ rõ rệt trong giải quyết các thủ tục HC, xây dựng đội ngũ CC, cơ sở vật chất, cải cách tài chính công và hiện đại hoá công sở... Tuy nhiên so với yêu cầu của người dân và doanh nghiệp thì chính quyền và CC còn chậm trễ trong thực hiện công vụ, đôi lúc người dân phải đi lại nhiều lần để giải quyết một thủ tục HC. Một số bộ phận CC tinh thần thái độ phục vụ chưa tốt...
Đất nước ta đang thực hiện việc đẩy mạnh CCHC theo nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII, trong đó tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ CB, CC nói chung và CC chuyên môn thuộc UBND huyện nói riêng. Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020 theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ đặt ra rất cụ thể vấn đề đào tạo, bồi dưỡng CC.
Nâng cao chất lượng phục vụ của CC các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện thực sự rất cần thiết, là việc làm thường xuyên của chính quyền cấp huyện nhằm xây dựng bộ máy HC hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tạo được sự hài lòng của người dân. Công chức các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện cần phải đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; nâng cao phẩm chất đạo đức, tinh thần và thái độ làm việc; nâng cao hiệu quả làm việc; nâng cao khả năng thích ứng linh hoạt và sáng tạo tiến tới xây dựng một nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, minh bạch, hiệu quả, xây dựng hệ thống chính trị, nhà nước pháp quyền tiên tiến, hiện đại. Đây là vấn đề then chốt nếu không thì chủ trương, chính sách dù tốt đẹp đến mấy nhưng người dân không được thụ hưởng; chính quyền sẽ trở nên xa dân, quan liêu, xã hội rối ren, mất trật tự...