Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ý thức pháp luật tiêu cực ở việt nam từ truyền thống đến hiện đại (Trang 78 - 82)

2.2. Nguyên nhân của thực trạng ý thức pháp luật tiêu cự cở nƣớc ta

2.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Chúng ta nhận thức được rằng ý thức pháp luật tiêu cực của xã hội hay của các nhóm xã hội đều có mối quan hệ khăng khít với ý thức pháp luật tiêu cực của cá nhân. Vì vậy, ngoài các điều kiện khách quan đã phân tích ở trên thì các điều kiện

thuộc về chủ quan cá nhân là một trong những nguyên nhân tác động tới các biểu hiện của ý thức pháp luật tiêu cực và sản phẩm của ý thức pháp luật tiêu cực. Cụ thể, đó là các điều kiện, hoàn cảnh riêng của từng người (môi trường giáo dục,hoàn cảnh gia đình, nhu cầu và lợi ích cá nhân, tâm sinh lý, sức khỏe, trình độ học vấn, hiểu biết xã hội...).

Thứ nhất, môi trường giáo dục, hoàn cảnh gia đình: Môi trường giáo dục, hoàn cảnh gia đình tác động trực tiếp đến ý thức pháp luật tiêu cực. Sống trong một môi trường mà mỗi cá nhân không được giáo dục một cách đúng đắn, đầy đủ về ý thức tuân thủ pháp luật, không thừa nhận giá trị của pháp luật từ trong phạm vi gia đình cho đến xã hội sẽ dẫn đến những tiêu cực trong ý thức pháp luật. Bố mẹ không có ý thức tuân thủ và coi trọng pháp luật hoặc không giáo dục, chỉ bảo con cái mình về điều đó thì dần dần sẽ hình thành ý thức pháp luật tiêu cực.

Chẳng hạn, hành động của bố mẹ hay các thành viên trong gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với ý thức pháp luật của con cái. Chẳng hạn, bố mẹ không chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật như đi về bên phải, không vượt đèn đỏ, ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm, không được phóng nhanh, vượt ẩu quá tốc độ cho phép… thì con cái sẽ học theo, làm theo. Từ đó, dần dần tạo nên ý thức pháp luật tiêu cực của cá nhân và rộng ra là của cả xã hội.

Thứ hai, nhu cầu và lợi ích cá nhân: Mỗi người đều có những nhu cầu và lợi

ích riêng của cá nhân mình. Tuy nhiên, những nhu cầu và lợi ích có tính chất tiêu cực của cá nhân là nguyên nhân tạo ra những sản phẩm của ý thức pháp luật tiêu cực. Trong thực tế, hành vi phạm tội – một trong những sản phẩm của ý thức pháp tiêu cực - diễn ra rất đa dạng và phức tạp. Và khi thực hiện hành vi phạm tội thì bao giờ cũng có sự tham gia của nhận thức, cảm xúc, ý chí và nhu cầu của người phạm tội. Chẳng hạn như động cơ của tội phạm tham nhũng có thể bao gồm những nét tiêu cực trong nhu cầu của người phạm tội như lòng tham muốn vật chất, ham địa vị, quyền lực cao, hoặc thiếu bản lĩnh, thiếu ý chí dẫn đến sự không chấp nhận mất cân đối giữa tiền lương với địa vị công việc… Những yếu tố này khi đã trở thành những giá trị thường xuyên liên tục trong cá nhân thì khi gặp đối tượng, hoàn cảnh

điều kiện thuận lợi tác động sẽ trở thành động cơ thúc đẩy, lựa chọn mục đích và thực hiện hành vi phạm tội.

Thứ ba, trình độ học vấn, hiểu biết xã hội: Trình độ học vấn hạn chế, non

kém cùng với sự hiểu biết xã hội một cách không khách quan, lệch lạc sẽ dẫn đến những biểu hiện và sản phẩm của ý thức pháp luật tiêu cực.

Chẳng hạn, sự ra đời của một bộ luật với rất nhiều điểm hạn chế, lỗ hổng và các quy định lạc hậu, thiếu tính thực tiễn áp dụng trên thực tế là sản phẩm của ý thức pháp luật tiêu cực xuất phát từ nhận thức còn non kém, kiến thức chuyên môn về pháp luật còn hạn hẹp của những cán bộ xây dựng pháp luật.

Thứ tư, tâm sinh lý của mỗi cá nhân: Cá nhân ở mỗi lứa tuổi, mỗi giới tính

khác nhau sẽ có những tâm sinh lý khác nhau và đây là một trong những nguyên nhân tác động đến biểu hiện cũng như sản phẩm của ý thức pháp luật tiêu cực. Cụ thể, thanh thiếu niên là thời điểm mà các cá nhân tràn đầy xúc cảm, dễ xúc động, khó kiềm chế xúc cảm bộc phát, dễ bị tổn thương, trạng thái tình cảm của các em rất thất thường, không ổn định, dễ bị kích động (dễ nổi nóng, dễ chán nản, tủi thân). Đây là những biểu hiện tâm sinh lý rất bình thường nhưng trong những thời điểm và hoàn cảnh nhất định sẽ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật. Ví dụ, hành vi đánh người gây thương tích của thanh thiếu niên chỉ vì “một lời nói đểu” của bạn xuất phát từ tâm lý dễ nổi nóng, dễ bị kích động và không kiềm chế được cảm xúc của bản thân.

Kết luận chƣơng 2

Từ những sự phân tích trên, chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau đây về sự phát triển của ý thức pháp luật tiêu cực ở nước ta hiện nay trong suốt chiều dài lịch sử:

Một là, quá trình hình thành và phát triển của ý thức pháp luật tiêu cực ở

Việt Nam bị quy định trước hết bởi các điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội, tư tưởng của xã hội Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử. Phân tích quá trình hình thành và phát triển ý thức pháp luật tiêu cực ở Việt Nam có thể thấy, ở mỗi một giai đoạn lịch sử, ý thức pháp luật tiêu cực lại được biểu hiện dưới những hình thức khác nhau, xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Nó sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của tồn tại xã hội, thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của tồn tại xã hội.

Hai là, quá trình hình thành và phát triển của ý thức pháp luật tiêu cực Việt

Nam không chỉ tuân theo quy luật phổ biến, mà còn được thể hiện trong sự vận động nội tại tất yếu của riêng nó rất đặc thù. Nó cho thấy sự hình thành và phát triển của ý thức pháp luật tiêu cực ở Việt Nam không chỉ thuần túy bị quy định bởi các điều kiện kinh tế - xã hội, các yếu tố chủ quan cá nhân, mà còn luôn nằm trong mối quan hệ với các phong tục, tập quán, truyền thống dân tộc và, đặc biệt, là ảnh hưởng của những tư tưởng pháp luật thống trị ngoại bang đối với quá trình này.

Ba là, từ việc phân tích quá trình hình thành và phát triển ý thức pháp luật

tiêu cực ở Việt Nam giúp chúng ta bước đầu có được cách nhìn tương đối chính xác và toàn diện về nó. Đó là cơ sở để có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu, có tác động tích cực thúc đẩy sự hình thành ý thức pháp luật tích cực trong người dân theo con đường phát triển khách quan, đồng thời hạn dần những biểu hiện tiêu cực trong ý thức pháp luật của người dân.

Chƣơng 3

NHỮNG YÊU CẦU, GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Ý THỨC PHÁP LUẬT TIÊU CỰC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ý thức pháp luật tiêu cực ở việt nam từ truyền thống đến hiện đại (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)