3.2. Một số giải pháp khắc phục ý thức pháp luật tiêu cự cở Việt Nam
3.2.10. Nâng cao ý thức pháp luật trong đời sống xã hội theo định hướng bảo
bảo đảm tính tiên tiến và bản sắc dân tộc
Như đã phân tích ở chương II về thực trạng ý thức pháp luật tiêu cực ở Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, cho thấy các vấn đề về hương ước, lệ làng đã trở thành một truyền thống gắn bó thiết thân đối với người dân; bên cạnh đó, nguyên nhân gây nên ý thức pháp luật tiêu cực còn do những tàn dư phong tục, tập quán, lối sống cũ, lạc hậu. Cũng theo đó, như phần 3.1.5, tác giả luận văn đã phân tích yêu cầu thay đổi ý thức pháp luật tiêu cực xuất phát từ công cuộc hội nhập quốc tế. Vì vậy ở nước ta, việc củng cố và nâng cao ý thức pháp luật trong đời sống xã hội cần định hướng và bảo đảm tính tiên tiến và bản sắc dân tộc - đó là hai tính chất đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam.
Tính tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc của ý thức pháp luật Việt Nam có nguồn gốc từ những tư tưởng, quan niệm, học thuyết pháp lý tiến bộ, nhân đạo của nhân loại và của lý tưởng xã hội chủ nghĩa kết hợp với những truyền thống của dân tộc Việt từ ngàn đời nay. Đó là sự coi trọng và giữ gìn bản sắc dân tộc; sống có chuẩn mực, tôn ti, trật tự trên dưới từ trong gia đình đến ngoài xã hội; yêu chuộng công lý, tôn trọng chính nghĩa, đạo lý.
Xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật là phải dựa trên việc thừa kế những giá trị tốt đẹp trong truyền thống của dân tộc. Chúng ta cần xem đó làm điểm tựa để có những chính sách nâng cao ý thức pháp luật phù hợp. Ở nước ta hiện nay trong việc xây dựng hệ thống pháp luật cũng như trong công tác nâng cao ý thức pháp luật cần chú ý đến vai trò của hệ thống phi quan phương (luật tục, hương ước, lệ làng…) vì nó có khả năng bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động trên.
Theo tác giả luận văn, để có thể khai thác các khía cạnh tích cực, phù hợp, hạn chế những khía cạnh không phù hợp của các định chế truyền thống phi chính thức cần lưu ý đến những vấn đề sau. Trước hết, để có thể khai thác những khía cạnh tích cực (phù hợp với đời sống đương đại) của các định chế truyền thống (phi
động văn hoá cũng như việc quản lý các hoạt động văn hoá phải am hiểu các định chế truyền thống phi chính thức đang vận hành trong đời sống xã hội của các cộng đồng dân cư. Thứ hai, chúng ta phải phân tích và đánh giá một cách khoa học về những định chế truyền thống phi chính thức, sẽ lồng ghép trong quá trình thực hiện các định chế chính thức. Hiện nay, có nhiều địa phương xây dựng hương ước mới hay phát huy truyền thống của các dòng họ hiếu học đặc biệt trong bối cảnh cả nước đang thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Thứ ba, cần làm cho các thành viên trong cộng đồng có một thái độ đúng đối với các định chế truyền thống đã từng vận hành trong cộng đồng và giờ đây những định chế đó vẫn còn có vai trò nhất định trong đời sống của cộng đồng. “Triết lý nằm ở chỗ, mọi thứ tồn tại đều có lý do, đều có tính hợp lý của nó. Hãy loại bỏ trở ngại từ mặt trái tự thân của làng xã, ta sẽ thấy vấn đề tự quản của làng xã theo hướng tiên tiến vẫn còn nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp” [30, tr.191]. Như vậy, từ việc nhìn nhận được những mặt ưu điểm và hạn chế của các chế định phi quan phương sẽ giúp chúng ta có sự nhìn nhận khách quan hơn về lý do tồn tại của những tàn dư đó để từ đó có những biện pháp khắc phục hợp lý trong điều kiện hiện tại của đất nước.
Ngoài ra, để hạn chế ý thức pháp luật tiêu cực trong người dân, chúng ta cần phải biết khai thác những tư tưởng, quan niệm, học thuyết pháp lý tiến bộ, nhân đạo của nhân loại và của lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Đó là pháp luật dân chủ, nhân đạo, đề cao con người, vì con người. Việc đề cao yếu tố con người trong pháp luật còn bao hàm cả việc giải phóng con người khỏi mọi sự phân biệt, đối xử không bình đẳng; thực hiện nhất quán nguyên tắc: mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Có như vậy, luật pháp mới thể hiện được bản chất dân chủ và nhân đạo của mình. Điều đó càng quan trọng, khi chúng ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do vậy, pháp luật phải tạo ra những khung pháp lý cho tự do và dân chủ và sự giải phóng các năng lực xã hội để phát triển mỗi cá nhân, mỗi tổ chức cũng như toàn xã hội. Điều này có nghĩa là, pháp luật phải thể chế hóa được các giá trị của tự do và dân chủ để đảm bảo an toàn và trật tự xã hội, đồng thời, là căn cứ để đấu tranh không khoan nhượng đối với mọi ý đồ lợi dụng tự do, dân chủ để trục lợi bất chính, xâm hại đến lợi ích an ninh của nhà nước, xã hội và các công dân.
Kết luận chƣơng 3
Thực tế chỉ ra rằng, quá trình hình thành và phát triển của ý thức pháp luật tiêu cực ở nước ta hiện nay chịu ảnh hưởng của các yếu tố về kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng, tập quán, truyền thống, đạo đức... Đó là hệ quả của cả một quá trình lịch sử với nhiều biến động. Đứng trước những yêu cầu và thay đổi khách quan của các yếu tố trên, ý thức pháp luật tiêu cực cũng có những chuyển biến nhất định. Vấn đề cần đặt ra là việc phải nhận thức đúng và có các giải pháp thích hợp để khắc phục ý thức pháp luật tiêu cực sao cho phù hợp với yêu cầu của thực tế, nhằm thúc đẩy sự phát triển vững chắc của ý thức pháp luật tích cực trong mỗi người dân. Những biện pháp kịp thời và thiết thực, có tính khả thi và phải thực hiện một cách đồng bộ. Đó là: tạo ra môi trường pháp lý thích hợp, ý thức pháp luật mới ra đời và phát triển; xây dựng đồng bộ và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức giám sát việc thực hiện Hiến pháp, pháp luật trong đời sống; củng cố hành lang pháp lý nhằm bảo vệ quyền con người, bảo đảm công lý, bình đẳng cho mọi người dân, thực hiện hiệu quả nguyên tắc dân chủ; tăng cường hiệu quả công tác giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho các chủ thể nhận thức trong hoạt động thực tiễn; đề cao trách nhiệm của cá nhân, và trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu mỗi cơ quan nhà nước; đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, thực hành văn hóa liêm chính; khuyến khích và tạo môi trường, điều kiện để người dân sử dụng quyền hợp pháp; nâng cao ý thức pháp luật trong đời sống xã hội theo định hướng bảo đảm tính tiên tiến và bản sắc dân tộc.
Những giải pháp này tạo những tiền đề cơ bản cho quá trình nâng cao ý thức pháp luật ở Việt Nam, khắc phục dần ý thức pháp luật tiêu cực, tạo ra ý thức và lối sống theo pháp luật trên phạm vi toàn xã hội, tạo ra những động lực quan trọng làm cho quá trình phát triển tiếp theo của ý thức pháp luật Việt Nam theo đúng quy luật, phát huy được những đặc điểm tích cực của ý thức pháp luật Việt Nam, góp phần quan trọng cho việc xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu về ý thức pháp luật tiêu cực ở Việt Nam: từ truyền thống đến hiện đại, luận văn đã đề cập đến một số vấn đề như sau:
Thứ nhất: Luận văn đã nêu được khái quát những vấn đề lý luận về ý tức pháp luật tiêu cực;
Thứ hai: Luận văn đã liệt kê, phân tích, đánh giá một cách toàn diện thực trạng ý thức pháp luật tiêu cực ở Việt Nam theo chiều dài lịch sử. Qua đó chỉ ra những nguyên nhân của thực trạng hình thành, tồn tại và phát triển của ý thức pháp luật tiêu cực ở nước ta;
Thứ ba: Luận văn đã đưa ra những giải pháp pháp lý nhằm hạn chế ý thức pháp luật tiêu cực, cũng như phát triển các mặt tích cực trong ý thức pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Ý thức pháp luật tiêu cực là một rào chắn không nhỏ trong quá trình phát triển và hội nhập của đất nước. Việc nghiên cứu về ý thức pháp luật tiêu cực từ truyền thống đến hiện đại của người dân cho chúng ta cái nhìn khái quát và khách quan nhất về quá trình hình thành và phát triển của ý thức pháp luật tiêu cực; đồng thời nhìn nhận ra sự tồn tại của nó phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội của từng thời kỳ lịch sử cụ thể. Từ đó, chúng ta có những phương hướng, giải pháp hiệu quả và có tính thực tiễn nhằm hạn chế ý thức pháp luật tiêu cực. Như vậy, mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền mới có thể đạt được, đồng thời bảo vệ một cách hiệu quả hơn quyền con người, nhân phẩm con người. Người dân thực sự xem pháp luật là lựa chọn ưu tiên, là công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình. Bước vào thời đại mới, nhất là trong công cuộc hội nhập thế giới, ý thức pháp luật tích cực của người dân mới là bảo đảm hữu hiệu nhất để vừa phát triển đất nước vừa đảm bảo được quyền công dân.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C. Mác và Ph. Ăngghen (2002), Toàn tập, (1), Nxb Chính trị quốc gia - Sự
thật, Hà Nội.
2. Thành Châu (2019), “Nghệ An đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật cho đồng
bào dân tộc thiểu số”, Nhân dân điện tử, 2/9/2019.
3. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
4. Minh Dung (2017), Báo động tình trạng vi phạm pháp luật trong độ tuổi
thanh - thiếu niên, Cổng thông tin điện tử tỉnh Lai Châu, 12/07/2017.
5. Trần Trung Dũng (2019), “Một số vấn đề lý luận cơ bản về công lý”, Tạp chí
Công thương, Hà Nội.
6. Trần Thái Dương (2006), “Suy nghĩ về học thuyết pháp lý và vai trò của nó ở
Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (3).
7. Đại học Pháp lý (1996), Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII của Đảng, Nxb Sự thật, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X của Đảng, mục XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XII của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Bùi Xuân Đính (1985), Lệ làng phép nước, Nxb Pháp lý, Hà Nội.
13. Nguyễn Minh Đoan (2004), “Yếu tố tâm lý pháp luật trong quá trình nâng
cao ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu pháp lý, (4).
14. Nguyễn Minh Đoan (chủ biên) (2016), Giáo trình Lý luận chung về nhà
nước và pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
15. Nguyễn Minh Đoan (2006), "Ý thức pháp luật và đời sống xã hội, Tạp chí
16. Trương Thanh Đức (1999), "Những bất cập trong việc xây dựng và ban hành
văn bản quy phạm pháp luật", Nhà nước và pháp luật, (2).
17. Trần Ngọc Đường, Dương Thanh Mai (1995), Bàn về giáo dục pháp luật,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Giáo trình triết học Mác-Lênin (2009), NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
19. Jean Jacques Rousseau (2006), Bàn về khế ước xã hội, Nxb Lý luận chính trị.
20. Nguyễn Đức Lam (2006), “Vì sao người dân thờ ơ với pháp luật”, Tia sáng, (79).
21. Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh (1991), Lịch sử
Việt Nam, (1), Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.
22. Nguyễn Đình Đăng Lục (1990), Giáo dục pháp luật và quá trình hình thành
nhân cách, Nxb Pháp lý, Hà Nội.
23. Đặng Thanh Nga (2018), “Người chưa thành niên phạm tội - nhìn từ góc độ
phương pháp giáo dục của gia đình”, Tham luận tại Hội thảo Tâm lý học khu
vực Đông Nam Á.
24. Phạm Duy Nghĩa (2005), “Từ nhà nước toàn trị tới thời đại dân doanh”, Tạp
chí Nhà nước và pháp luật, (8).
25. Hoàng Thị Kim Quế (2003), “Bàn về ý thức pháp luật”, Tạp chí Luật học, (1).
26. Quốc hội (2018), Hiến pháp Việt Nam năm 1980, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật.
27. Lê Minh Thông (1996), "Mấy vấn đề lý luận chung về pháp luật trong thời
kỳ quá độ ở Việt Nam", Nhà nước và pháp luật, (4).
28. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Viện Nhà nước và Pháp
luật (1994), Nghiên cứu về hệ thống pháp luật Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế
kỷ XVIII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
29. Nguyễn Minh Tuấn (2015), “Giới hạn các quyền cơ bản ở CHLB Đức và bài
học kinh nghiệm”, Nghiên cứu lập pháp, (14).
30. Nguyễn Minh Tuấn (2016), “Cải lương hương chính thời thuộc địa Pháp ở
Việt Nam”, Bài viết tham gia Hội thảo quốc tế "Ảnh hưởng của truyền thống pháp luật Pháp tới pháp luật Việt Nam".
31. Nguyễn Minh Tuấn (2018), Ba hướng tiếp cận điển hình về vấn đề công lý trong lịch sử, Sách Công lý và Quyền tiếp cận công lý: Một số vấn đề lý luận
- thực tiễn, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
32. Nguyễn Minh Tuấn (2019), “Giải pháp hoàn thiện các điều kiện thực hiện
dân chủ đại diện ở Việt Nam”, Nhà nước và pháp luật, (11).
33. Nguyễn Minh Tuấn (2019), “Những vấn đề pháp lý còn bỏ ngỏ về giới hạn
quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam”, Nhà nước và pháp luật, (7).
34. Phùng Văn Tửu (1999), Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước và Pháp luật của
dân, do dân và vì dân ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Đào Trí Úc (1997), Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi
mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
36. Ủy ban Tư pháp (2019), Báo cáo về công tác phòng, chống tội phạm và vi
phạm pháp luật năm 2019, Phiên họp toàn thể lần thứ 13, Hà Nội.
37. Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học (2018), “Công đoàn trong việc bảo vệ quyền
và lợi ích của người lao động - Từ tư tưởng của Rosa Luxemburg đến kinh nghiệm của Đức và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay”, Báo cáo tóm tắt kết quả
nghiên cứu, Kỷ yếu Hội thảo – Seminar, Hà Nội.
38. Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật (1995), Xây dựng ý thức và lối sống
theo pháp luật, Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX. 07, đề