3.2. Một số giải pháp khắc phục ý thức pháp luật tiêu cự cở Việt Nam
3.2.6. Tăng cường hiệu quả công tác giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý
thức pháp luật cho các chủ thể nhận thức trong hoạt động thực tiễn
Xuất phát từ việc nhận thức giáo dục và tuyên truyền pháp luật là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến ý thức pháp luật tiêu cực đã được phân tích ở mục 1.4.6 ở chương I; cũng như thực trạng thiếu hiểu biết của người dân về pháp luật đã được chỉ ra ở mục 2.1.2 (chương 2) Nguyên nhân của thực trạng ý thức pháp luật tiêu cực do sự yếu kém trong công tác giáo dục pháp luật. Vì vậy, chúng ta cần có các giải pháp nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Tri thức pháp luật đầy đủ mới có những tình cảm đúng đắn và niềm tin đối với pháp luật. Nói cách khác, sự hiểu biết về pháp luật là tiền đề quan trọng cho việc hình thành tình cảm, thái độ, hành vi tích cực trong việc tuân thủ pháp luật cũng như loại trừ tính tiêu cực trong ý thức pháp luật. "Bản chất của giáo dục pháp luật đó là hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành” [17, tr.156]. Như vậy, giáo dục pháp luật là một phương thức để hình thành và phát triển ý thức pháp luật ở các cá nhân. Nếu coi quá
trình nâng cao ý thức pháp luật là sự kết hợp của các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, thì giáo dục pháp luật chính là nhân tố chủ quan của quá trình này và trong điều kiện hiện nay, khi "tri thức, tình cảm và thói quen xử sự theo pháp luật chưa có điều kiện về mặt khách quan đầy đủ và thuận lợi thì vai trò của nhân tố chủ quan hết sức quan trọng" [16, tr.26], thì giáo dục pháp luật càng trở thành vấn đề cấp thiết.
Trong điều kiện và hoàn cảnh của nước ta, công tác giáo dục pháp luật không phải là một công việc đơn giản. Xuất phát điểm từ một nước có nền sản xuất nhỏ lẻ đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, đặt ra cho chúng ta vô vàn khó khăn như: cơ sở kinh tế còn nghèo nàn, không chỉ hạn chế về mặt kinh tế mà ngay cả về mặt nhận thức, những tàn tích của những tập tục lạc hậu còn tồn tại dai dẳng đồng thời là sự xuất hiện của những điều kiện mới, những thay đổi mới khiến cho công tác giáo dục pháp luật vừa là nhu cầu cấp thiết vừa là bài toán khó khăn trong việc triển khai như thế nào để mang lại hiệu quả trên thực tế.
Nâng cao phương pháp giáo dục pháp luật. Việc giáo dục pháp luật cần
chú trọng đến phương pháp giáo dục, tuyên truyền cho từng đối tượng riêng lẻ với những nội dung và phương pháp riêng ở những thời điểm nhất định. Cụ thể:
- Xác định loại tri thức pháp luật phù hợp với từng loại đối tượng (theo độ tuổi, nghề nghiệp và lãnh thổ, văn hóa…) Tương xứng với từng đối tượng sẽ là những nội dung pháp lý phù hợp.Nếu chúng ta truyền thụ tất cả mọi kiến thức pháp luật thì sẽ làm giảm bớt tính thiết thực, tính khả thi của pháp luật.
- Xác định lượng tri thức pháp luật cơ bản nào đó có tính bắt buộc (ví dụ như mọi người đều cần phải biết các kiến thức pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, những điều cấm đoán trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, các thủ tục pháp lý cơ bản...).
Nâng cao và củng cố lòng tin của người dân đối với pháp luật
Trong quá trình hình thành ý thức pháp luật, lòng tin đóng một vai trò quan trọng. Bởi vì, có tri thức pháp luật mà thiếu tình cảm tôn trọng đối với pháp luật thì hành vi của các cá nhân rất dễ lệch ra khỏi các chuẩn mực xã hội.Thực tiễn thực hiện pháp luật đã khẳng định tính đúng đắn của luận điểm này. Nếu một người nào
đó thiếu lòng tin đối với pháp luật thì thông thường người đó có hành vi lệch khỏi chuẩn mực pháp luật. Điều đó chứng tỏ, lòng tin vững chắc vào pháp luật là cơ sở hình thành động cơ của hành vi hợp pháp.
Một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho ý thức pháp luật của người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có một đặc điểm là thờ ơ, coi thường pháp luật là vì họ không có lòng tin vào hiệu quả của pháp luật hiện hành. Trong khi đó, lòng tin là thứ không phải ngay một lúc mà có được, nó phải được hình thành từ từ, qua nhiều tác động, nhưng quan trọng nhất là cái thực tế mà người ta được chứng kiến hàng ngày. Chính vì thế, hoạt động xét xử công khai của tòa án nhân dân các cấp cũng trở thành một kênh tuyên truyền và giáo dục pháp luật. Sự xét xử công minh của tòa án là sự cổ vũ, khích lệ những hành vi tích cực, hành vi tuân thủ pháp luật; đồng thời, là sự giáo dục, răn đe đối với những hành vi vi phạm pháp luật.
Để công việc giáo dục pháp luật mang lại hiệu quả thiết thực, nhất thiết phải thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:
Thứ nhất, nâng cao ý thức pháp luật thông qua việc phổ biến, giải thích,
giải đáp pháp luật qua các phương tiện thông tin tuyên truyền. Như trên đã phân
tích, dân trí của các tầng lớp dân cư trong xã hội là không đều nhau; và để truyền tải những lượng thông tin có tính chất phổ biến và phổ thông nhất đến tất cả mọi người một cách có hiệu quả thì công cụ hữu hiệu nhất chính là các phương tiện thông tin tuyên truyền. Các phương tiện này có tác dụng rất lớn trong việc phổ biến, giải thích, cổ vũ, động viên, tập hợp các lực lượng quần chúng và định hướng dư luận xã hội. Thông qua hoạt động này mà đa số người dân trong xã hội có thể nắm được đường lối, chính sách của Đảng, của Nhà nước, nắm được những tri thức pháp luật cần thiết trong các quan hệ xã hội mà mình ứng xử hàng ngày. Nhất là trong điều kiện đổi mới của xã hội ta hiện nay, người dân rất cần nắm pháp luật để sản xuất, kinh doanh, hoạt động theo đúng pháp luật, dùng pháp luật làm công cụ giám sát hoạt động của các cơ quan, của các công dân khác và để đấu tranh chống những hành vi vi phạm pháp luật.
nói rằng thông tin pháp luật hiện nay ở nước ta vừa thừa lại vừa thiếu. Đối với người dân ở vùng xa, nông thôn, miền núi, hiện tượng "mù" pháp luật còn rất phổ biến. Một nhu cầu đồng thời cũng là một quyền lợi chính đáng đang được đặt ra và đòi hỏi phải được giải quyết thỏa đáng là mọi công dân cần được tạo điều kiện để tiếp xúc với những tri thức pháp luật một cách đầy đủ, có chất lượng.
Mặt khác, cũng cần nhận thức được rằng con đường cơ bản để nhân dân
nắm vững chính sách, pháp luật không phải là con đường tuyên truyền, phổ biến "suông", mà đó phải là sự vận động của tri thức thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Khi đó, kiến thức pháp luật mới thực sự là kiến thức pháp luật trong hành động. Bầu cử vào cơ quan quyền lực nhà nước, tham gia các hình thức kiểm tra và giám sát tự nguyện, tham gia xét xử với tư cách là thành viên các tổ hòa giải, các hội thẩm nhân dân. Chính sự tham gia thực tế của các công dân vào việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ chủ thể mới thực sự là thước đo về hiệu quả của quy phạm pháp luật, về tính tích cực pháp luật của công dân. Cũng cần nhấn mạnh rằng việc tạo ra các điều kiện tham gia thực tiễn của các công dân vào các quan hệ pháp luật, để họ trở thành chủ thể thực tế của pháp luật vừa là thước đo, vừa là tiền đề để nâng cao dân trí (trong đó có tri thức pháp luật) của người dân, khắc phục tính thụ động và dè dặt đối với các quy định của pháp luật.
Thứ hai, đưa việc giáo dục pháp luật vào một số loại hình trường học. Trường
học là nơi có các điều kiện tốt nhất cho việc giáo dục ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên – lứa tuổi cần phải có được sự định hướng đúng đắn nhất để hạn chế việc hình thành ý thức pháp luật tiêu cực. Để biện pháp này thực sự hữu hiệu, cần phải thực hiện được đồng bộ các yêu cầu như: chương trình, giáo trình cụ thể, phù hợp với từng loại đối tượng theo các cấp học khác nhau; đội ngũ các thầy, cô giáo có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực này trực tiếp giảng dạy; các biện pháp giảng dạy hiện đại, thu hút và tạo sự hấp dẫn của môn học với các chủ thể tiếp nhận.Chỉ như thế mới có thể đẩy mạnh một bước những nhận thức về pháp luật của tầng lớp công dân tương lai rất đông đảo của đất nước là học sinh, sinh viên.
Thứ ba, đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ pháp luật
Trong thời gian tới, để biện pháp này được thực hiện một cách có hiệu quả góp phần nâng cao ý thức pháp luật của người dân nói chung và những cán bộ công tác trong ngành luật nói riêng, nhất thiết chúng ta phải khắc phục được tình trạng thiếu đội ngũ cán bộ pháp luật có chất lượng cao. Việc đào tạo các cán bộ pháp luật chuyên ngành phải được tổ chức một cách có hệ thống, có tổ chức và đảm bảo chất lượng.